Cách thiết lập kiểm soát phụ huynh để quản lý con cái trên Google Home

Quản lý trẻ sử dụng các thiết bị công nghệ là điều không đơn giản của các bậc phụ huynh. Nếu bạn đang sử dụng thiết bị Google Home, thì hãy để chúng tôi hướng dẫn cách thiết lập một số chức năng trên Google Home mà phụ huynh có thể dùng để quản lý trẻ.

Quản lý trẻ sử dụng các thiết bị công nghệ là điều không đơn giản của các bậc phụ huynh. Nếu bạn đang sử dụng thiết bị Google Home, thì hãy để Điện máy XANH hướng dẫn cách thiết lập một số chức năng trên Google Home mà phụ huynh có thể dùng để quản lý trẻ.

Quản lý trẻ sử dụng các thiết bị công nghệ

Nếu bạn có con và đang sở hữu các thiết bị thông minh Google Home trong nhà, thì hãy nghĩ đến việc thiếp lập chế độ kiểm soát dành cho phụ huynh. Đây sẽ là tính năng mà bất kì người lớn nào cũng nên cài đặt thử để giúp trẻ nhà mình không dành thời gian quá nhiều vào việc lên mạng để chơi game và giải trí.  

1Thiết lập liên kết gia đình (Family Link)

Kiểm soát hoạt động của trẻ khi tương tác với các thiết bị Google Home trong nhà, điều đầu tiên mà bạn cần làm đó là tạo hồ sơ riêng cho con bạn. Nghĩa là Google Home sẽ nhận ra giọng của bọn trẻ qua cách thiết lập giọng nói.

Để thực hiện việc này, bạn sẽ dùng một chiếc điện thoại Android thứ hai để tạo tài khoản riêng cho trẻ, còn bạn thì tất nhiên có thể quản lý mọi thứ trên chiếc điện thoại iOS (hoặc Android) mà bạn đang sở hữu. Chiếc điện thoại thứ hai này dành cho việc thiết lập và kiểm soát hoạt động của trẻ.

Thiết lập liên kết gia đình (Family Link)

Trước tiên, bạn cần tải xuống ứng dụng Family Link trên cả điện thoại của bạn và trên chiếc điện thoại thứ hai mà bạn sẽ sử dụng. Khi cài đặt, ứng dụng sẽ hướng dẫn cho bạn từng bước để thiết lập.

cần tải xuống ứng dụng Family Link trên cả điện thoại

Tiếp đó, bạn thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Nhấn vào biểu tượng ở trên cùng bên phải, để kiểm tra bạn đã đăng nhập vào tài khoản mới trên điện thoại thứ 2 (dành cho con bạn).
  • Bước 2: Bạn tiếp tục nhấn vào biểu tượng ba dấu chấm ở trên cùng bên phải và nhấn “Sign in to Google Home” (đăng nhập vào Google Home).
  • Bước 3: Tại đây, bạn chọn thiết bị nào có thể nhận ra giọng nói của con mình (nhất là các thiết bị mà trẻ hay sử dụng), và những thiết bị nào không.
  • Bước 4: Vậy là bạn đã set up xong mô hình giọng nói cho con mình.

Khi bạn đã liên kết với thiết bị Google Home trong nhà, bạn sẽ thấy nó xuất hiện thông báo trên chiếc điện thoại của bạn. Lúc này, hãy chạm vào nó và thực hiện một vài thay đổi.

thiếp lập kiểm soát giọng nói trẻ trên google home

Ngoài ra, bạn cũng có thể thiết lập quyền truy cập của con bạn khi vào các ứng dụng của bên thứ ba với các bước hướng dẫn sau:

  • Bước 1: Mở ứng dụng Family Link trên điện thoại bạn, nhấn vào Manage Settings (Quản lý cài đặt).
  • Bước 2: Chọn Google Assistant.
  • Bước 3: Chuyển đổi tùy chọn Third-party apps (Ứng dụng của bên thứ ba) sang nút tắt.

thiết lập quyền truy cập vào các ứng dụng của bên thứ ba

2Bật tính năng Digital Wellbeing

Công cụ Digital Wellbeing của Google cũng rất tiện lợi cho các bậc phụ huynh khi trong nhà đang sử dụng loa Google Home và màn hình thông minh trong nhà.

Bạn dễ dàng thiết lập tính năng này với bộ lọc nội dung khi truy vấn âm nhạc, video và những câu hỏi xung quanh vấn đề hỗ trợ (như sử dụng Family Link và Chế độ giới hạn YouTube).

Bạn cũng có thể ngừng thiết lập chức năng này rất đơn giản, chỉ cần vào Downtime -> chọn chế độ Do not Disturb, nghĩa là bạn sẽ không tương tác và bị làm phiền bởi Google Assistant.

Bật tính năng Digital Wellbeing

3Cài đặt Pretty Please

Chức năng Pretty Please được Google tích hợp sẽ giúp trẻ của bạn trở nên ngoan và lễ phép hơn. Vì khi trẻ tương tác với thiết bị, mà không nói các từ “please” (làm ơn) hay “thank you” (cảm ơn), thì trợ lý thông minh sẽ không thực hiện hiệu lệnh đó.

Tuy nhiên, Google vẫn thực hiện các hiệu lệnh nếu trẻ sử dụng các hiệu lệnh cơ bản (nghĩa là câu lệnh được nhà sản xuất thiết lập sẵn), như “Ok Google, please set a timer for five minutes” (Ok Google, vui lòng  hẹn giờ trong năm phút nữa).

Thiết bị sẽ đáp lại “Thanks for asking so nicely. Alright, five minutes. Starting now.” (Cảm ơn yêu cầu của bạn. Được rồi, 5 phút nữa bắt đầu từ bây giờ).

Cài đặt Pretty Please

4Bật chế độ hạn chế của YouTube (Restricted Mode)

Giả sử bạn đang ở Hoa Kỳ hoặc ở Úc, bạn sẽ được quyền truy cập vào YouTube Music. Điều này còn có nghĩa là những đứa trẻ nhà bạn cũng có quyền truy cập vào, và xem những bài hát có chứa nội dung nhạy cảm, nhất là nhạc DJ. Vì thế, hãy nghĩ đến việc bật chế độ hạn chế của YouTube (Restricted Mode) để kiểm soát trẻ xem những nội dung không hay:

  • Bước 1: Trong ứng dụng Google Home, nhấn vào Menu ở góc trên cùng bên trái.
  • Bước 2: Nhấn vào More Settings (Cài đặt khác).
  • Bước 3: Chọn thiết bị, ứng dụng mà bạn muốn cài đặt chế độ hạn chế.
  • Bước 4: Tìm YouTube, chọn Restricted Mode (chế độ giới hạn) và bật nó lên.

Cách làm này sẽ giúp phụ huynh kiểm soát được nội dung mà trẻ xem trên YouTube, nhưng không chắc chắn hết được 100% nhé! Cơ bản đây vẫn là một trong những cách giúp cho con bạn tránh xa những nội dung không tốt trên YouTube.

Bật chế độ hạn chế của YouTube (Restricted Mode)

5Kiểm soát trên Google Play

Nếu bạn thường xuyên dùng Google Play và mặc định nó trên trang chủ của thiết bị, thì hãy thử cách kiểm soát trẻ ngay trên đây với các bước hướng dẫn sau:

Bước 1: Truy cập website Google Play Music và đăng nhập tài khoản mà bạn sử dụng nó trên Google Home..

Bước 2: Nhấn nút menu ở phía trên bên trái và nhấp vào Cài đặt.

Bước 3: Cuộn xuống phần Gerneral (Chung), sẽ thấy tùy chọn Block explicit songs in radio (Chặn các bài hát trong radio), bạn đánh dấu vào hộp kiểm.

Kiểm soát trên Google Play

6Tắt tính năng thanh toán bằng trợ lí ảo

Khi sử dụng Google Home với tài khoản đăng nhập của bạn, có thể kèm theo chức năng thanh toán tiện lợi qua trợ lí ảo. Vì thế, khi thiết lập tài khoản trên điện thoại thứ hai để kiểm soát con mình, bạn cần chú ý đến vấn đề tắt chức năng này, với các bước sau:

  • Bước 1: Mở ứng dụng Home và chọn Cài đặt cho loa bạn muốn.
  • Bước 2: Cuộn xuống, tìm và nhấn vào More (khác).
  • Bước 3: Chạm vào Payments (thanh toán), rồi chuyển sang chế độ tắt Pay with your Assistant (Thanh toán với Trợ lý của bạn).

Tắt tính năng thanh toán bằng trợ lí ảo

Hy vọng những thông tin phía trên, sẽ giúp bạn biết được cách thiết lập các chức năng khi sử dụng Google Home để kiểm soát và quản lý con cái tốt hơn khi chúng giải trí trên các thiết bị công nghệ. 

Bạn đang xem: Cách thiết lập kiểm soát phụ huynh để quản lý con cái trên Google Home

Chuyên mục: Điện thoại & Máy tính

Chia sẻ bài viết