Cách sử dụng khẩu trang vải chống virus, kháng khuẩn đúng cách
Bạn đã đeo khẩu trang vải đúng cách để kháng khuẩn, chống virus? Hãy để META hướng dẫn bạn cách sử dụng khẩu trang vải để bảo vệ sức khỏe cho mình và gia đình!
Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, khẩu trang vải đã trở thành vật bất ly thân đối với chúng ta mỗi khi đi làm hay khi lui tới những địa điểm công cộng. Tuy nhiên, theo nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế TP. HCM Lê Trường Giang, việc đeo khẩu trang sai cách có thể khiến chúng ta có nguy cơ bị nhiễm bệnh còn cao hơn so với khi không sử dụng vật dụng này.
Cách sử dụng khẩu trang vải chống virus, kháng khuẩn đúng cách
1. Lợi ích khi sử dụng khẩu trang vải để phòng chống dịch bệnh
Chúng ta không thể phủ nhận những ưu điểm của khẩu trang vải kháng khuẩn trong việc ngăn chặn sự xâm nhập của virus SARS-CoV-2 đối với cơ thể con người. Vậy những lợi ích của vật dụng quan trọng này là gì? Phần sau của bài viết sẽ mang đến lời giải đáp cho câu hỏi trên:
Khẩu trang vải là thành trì giúp ngăn chăn nguy cơ lây nhiễm bệnh
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), virus gây ra bệnh COVID-19 có cơ chế lây lan chủ yếu do những giọt nước bọt, nước mũi (thuật ngữ chuyên môn gọi là các giọt bắn) của người bệnh phát tán ra môi trường bên ngoài khi họ ho hoặc hắt hơi. Khẩu trang vải có thể được ví như một "thành trì" ngăn bạn tiếp xúc trực tiếp với những giọt bắn mang mầm bệnh nguy hiểm này.
>>> Tìm hiểu thêm: Khẩu trang vải kháng khuẩn có tốt không? Có dùng lại được không?
Khẩu trang vải có thể sử dụng nhiều lần
Khác với khẩu trang y tế, khẩu trang vải chống virus hoàn toàn có thể sử dụng nhiều lần mà vẫn đạt được hiệu quả cao trong việc phòng chống và ngăn ngừa dịch bệnh lây nhiễm trong cộng đồng. Thậm chí, nhiều sản phẩm khẩu trang vải có thể tái sử dụng tới 30 lần (sau mỗi lần khẩu trang được giặt bằng nước xà phòng).
Trong khi đó, nhược điểm của chiếc khẩu trang y tế chính là: Chúng chỉ có thể sử dụng 1 lần duy nhất. Việc sử dụng khẩu trang y tế vừa gây lãng phí, vừa gây hại đối với môi trường tự nhiên.
Trải nghiệm khi đeo khẩu trang vải là vô cùng thoải mái
Khẩu trang chuyên dụng dùng trong y tế (đặc biệt là khẩu trang N95) vô cùng kín khí, có thể khiến người đeo cảm thấy khó chịu và gặp nhiều hạn chế trong hoạt động hô hấp bình thường. Trong khi đó, khẩu trang vải vừa giúp bảo vệ cho chúng ta khỏi sự xâm nhập của các loại virus, vi khuẩn nguy hiểm, vừa thoải mái và thoáng khí khi đeo. Người đeo khẩu trang vải trông cũng thời trang và kiểu cách hơn nhiều so với khi sử dụng các loại khẩu trang y tế khác.
Khẩu trang N95 tuy mang lại hiệu quả cao hơn trong việc phòng chống dịch bệnh nhưng chỉ nên dùng với đối tượng là các y bác sỹ thường xuyên tiếp xúc với người bệnh. Với người dân bình thường, việc đeo khẩu trang vải kháng khuẩn là đủ để bảo vệ an toàn cho bản thân và những người xung quanh.
2. Cách đeo khẩu trang vải đúng cách
Bạn có đang đeo khẩu trang vải đúng cách? Hướng dẫn sau đây sẽ là lời giải đáp cho câu hỏi trên:
Bước 1: Xác định hướng đeo chính xác của khẩu trang
Trước khi đeo khẩu trang, bạn cần phải xác định hướng đeo chính xác của khẩu trang. Thông thường, một chiếc khẩu trang vải kháng khuẩn sẽ được thiết kế để phần bề mặt có hướng chúc xuống phía dưới để hạn chế khả năng các giọt bắn sẽ bám lại trên lớp vải.
Để kiểm tra chính xác hướng đeo khẩu trang, bạn có thể gập khẩu trang lại làm đôi và trải xuống bề mặt phẳng. Khẩu trang có hướng đeo đúng sẽ giống như hình ảnh minh họa ở phía dưới đây:
Bước 2: Đeo khẩu trang che kín từ sống mũi tới toàn bộ khu vực cằm
Sau khi xác định chính xác hướng đeo, bạn bắt đầu đeo khẩu trang vải lên khuôn mặt. Bạn cần thực hiện các thao tác làm sao để khẩu trang có thể ép sát đường sống mũi và che kín toàn bộ phần cằm trên khuôn mặt. Điều này sẽ giúp chặn các giọt bắn có thể luồn qua các kẽ hở trên khẩu trang và xâm nhập vào hệ thống hô hấp trong cơ thể bạn.
Thông thường, các loại khẩu trang vải đã may sẵn những đường may tạo thành nếp gập ở phần chính giữa. Bạn chỉ cần vuốt nhẹ vào đường nếp gập này là đủ để khẩu trang có thể ép sát vùng sống mũi trên khuôn mặt.
>>> Khám phá ngay:
- Cách pha dung dịch sát khuẩn tay nhanh từ cồn 90 độ
- 6 bước rửa tay đúng cách theo hướng dẫn chuẩn của Bộ Y tế
- Cách pha nước muối sinh lý súc miệng theo tỷ lệ chuẩn tại nhà
- 10 loại nước ép tăng sức đề kháng nên bổ sung để phòng chống dịch bệnh
Như vậy là bạn nắm vững toàn bộ quy trình đeo khẩu trang vải đúng cách. Sau đây sẽ là một vài lưu ý bạn cần biết trong quá trình sử dụng khẩu trang vải:
3. Những lưu ý khi sử dụng khẩu trang vải
- Bạn nên lựa chọn các loại khẩu trang sử dụng chất liệu vải dệt kim hoặc vải dệt thoi có 2 lớp (với 1 lớp kháng khuẩn) để đảm bảo ngăn chặn sự xâm nhập của virus, vi khuẩn vào cơ thể. Nhiều loại khẩu trang có khả năng làm suy giảm vi khuẩn lên tới 80%, có thể tái sử dụng sau 30 lần giặt. Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm gợi ý sau từ META:
- Khi tháo khẩu trang, bạn cầm vào dây đeo để tháo. Bạn lưu ý không dùng tay chạm vào phần bề mặt bên ngoài của khẩu trang vì có thể virus, vi khuẩn vẫn còn đọng lại trên đó.
- Bạn cần rửa tay bằng xà phòng, dung dịch cồn pha loãng hoặc nước rửa tay khô sau khi tháo khẩu trang. Một số sản phẩm nước rửa tay khô sau trên META có thể giúp bạn sát khuẩn và loại trừ nhiều loại virus nguy hiểm:
- Với khẩu trang vải đã sử dụng, bạn giặt bằng xà phòng và phơi khô để tái sử dụng. Bạn có thể ngâm khẩu trang trong dung dịch Cloramin B 0,5% hoặc nước Javen trước khi giặt để đảm bảo diệt sạch các loại vi khuẩn, virus còn sót lại trên vải.
>>> Chia sẻ:
- Chuyên gia mách bạn: Cách khử khuẩn khẩu trang bằng lò vi sóng đơn giản
- Khẩu trang y tế dùng được mấy lần? Khẩu trang y tế có giặt được không?
Hy vọng những thông tin vừa rồi có thể giúp bạn và gia đình phòng chống dịch bệnh hiệu quả.
Bạn đang xem: Cách sử dụng khẩu trang vải chống virus, kháng khuẩn đúng cách
Chuyên mục: Mẹo vặt cuộc sống
Các bài liên quan
- 5 Cách xông nhà, tẩy uế nhà cửa xả xui cuối năm
- Cách làm chậu hoa bằng chai nhựa, can nhựa đơn giản mà đẹp
- Cloramin B là gì (Chloramine B là gì)? Hóa chất Cloramin B có độc không?
- Khử khuẩn bằng Cloramin B như thế nào? Hướng dẫn sử dụng Cloramin B theo Bộ Y tế
- Cách trồng dâu tây và chăm sóc đúng kỹ thuật nhanh có quả tại nhà
- Cách tính tiền điện sinh hoạt hàng tháng