Cách sử dụng hàm QUERY trong Google Sheets đơn giản nhất

Với tính năng tìm kiếm kiểu cơ sở dữ liệu mạnh mẽ cho Google Sheets, hàm QUERY có thể giúp bạn tra cứu và lọc dữ liệu theo bất kỳ định dạng mà bạn mong muốn. Cùng theo dõi cách sử dụng hàm QUERY trên trang tính của Google Sheets trong bài viết dưới đây nhé!

Với tính năng tìm kiếm kiểu cơ sở dữ liệu mạnh mẽ cho Google Sheets, hàm QUERY có thể giúp bạn tra cứu và lọc dữ liệu theo bất kỳ định dạng mà bạn mong muốn. Cùng theo dõi cách sử dụng hàm QUERY trên trang tính của Google Sheets trong bài viết dưới đây nhé!

1Hàm QUERY

Hàm QUERY là gì?

Hàm QUERY là hàm cho phép sử dụng các lệnh cơ sở dữ liệu như: SQL, ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc, mã được sử dụng để giao tiếp với cơ sở dữ liệu,... để có thể dễ dàng tra cứu, lọc dữ liệu, kết hợp nhiều dữ liệu từ nhiều sheet khác nhau thành 1 sheet,...

Công thức hàm QUERY

Trong đó:

  • data: Phạm vi dữ liệu thực hiện truy vấn.
  • query: Câu truy vấn cần thực hiện để xuất dữ liệu mong muốn.
  • headers: Không bắt buộc, có thể điền giá trị hoặc bỏ trống. Thường có 2 giá trị: 0 nghĩa là bỏ qua và không lấy tên cột tiêu đề, 1 nghĩa là lấy tên cột tiêu đề. Nếu bạn không điền giá trị thì headers được mặc định là 1.

2Ví dụ cơ bản về hàm QUERY

Dưới đây là một số ví dụ cơ bản để bạn hiểu rõ hơn về hàm QUERY:

Ví dụ 1: Lấy dữ liệu cột B và C trong vùng dữ liệu từ A1 đến E11.

Bước 1: Nhập công thức =QUERY(A1:E11;"SELECT B, C")

Nhập công thức lấy dữ liệu cột B và C

Bước 2: Nhấn Enter và xem kết quả. Lúc này, dữ liệu của cột B, C trong vùng dữ liệu A1:E11 sẽ được hiển thị.

Dữ liệu cột B và C hiển thị

Ví dụ 2: Lấy tất cả dữ liệu từ ô A1 đến ô E11 của sinh viên Lớp K18401CSố ngày CTXH là 2.

Bước 1: Nhập công thức =QUERY(A1:E11;"SELECT * WHERE D = 'K18401C' AND E = 2")

Trong đó:

  • A1:E11 là vùng dữ liệu được chọn.
  • SELECT * là lấy tất cả dữ liệu trong vùng dữ liệu được chọn.
  • WHERE D = 'K18401C' AND E = 2" là lọc sinh viên lớp K18401C và có Số ngày CTXH là 2 ngày.

Nhập công thức lấy dữ liệu A1:E11 của sinh viên Lớp K18401C có Số ngày CTXH là 2

Bước 2: Nhấn Enter và xem kết quả. 

Kết quả

Ví dụ 3: Dựa vào bảng dữ liệu từ 2 Sheet VD1VD2, lọc ra tất cả sinh viên có số ngày CTXH từ 2 ngày trở lên.

Bước 1: Nhập công thức =QUERY({'VD1'!B1:E;'VD2'!B2:E};"SELECT * WHERE Col4 >= 2";1).

Trong đó:

  • {'VD1'!B1:E;'VD2'!B2:E}: Vùng chứa dữ liệu của 2 Sheet.
  • SELECT * WHERE Col4 >= 2: Lọc tất cả dữ liệu trong vùng được chọn có số ngày CTXH lớn hơn 2 ngày với Col4 tương đương với cột E trong 2 Sheet VD1 và VD2.
  • 1: Lấy tiêu đề dữ liệu trong bảng.

Nhập công thức lọc sinh viên có số ngày CTXH từ 2 ngày trở lên từ 2 Sheet

Sheet VD1:

Sheet VD1

Sheet VD2:

Sheet VD2

Bước 2: Nhấn Enter và xem kết quả.

Xem kết quả

3Lưu ý khi sử dụng hàm QUERY

Khi sử dụng hàm QUERY, bạn cần lưu ý một số điều sau:

- Bạn có thể sử dụng chữ hoa hoặc chữ thường cho hàm QUERY.

- Phân biệt cách dùng Col (+ số thứ tự cột) với tên cột (A,B,C,D,...):

+ Dùng Col khi bạn muốn kết hợp dữ liệu từ nhiều sheet khác nhau lại thành 1 sheet.

+ Dùng tên cột khi truy xuất dữ liệu trong cùng 1 sheet.

Dùng Col khi kết hợp nhiều Sheet

4Một số lỗi thường gặp khi sử dụng hàm QUERY

Khi sử dụng hàm QUERY, bạn sẽ thường gặp lỗi #ERROR, lỗi #VALUE hoặc lỗi #N/A. Vậy cùng xem nguyên nhân gây ra các lỗi này nhé!

Lỗi #ERROR!

Lỗi này thường xảy ra khi cú pháp hàm bạn nhập không đúng.

Lỗi #ERROR!

Lỗi #VALUE!

Lỗi #VALUE! xảy ra thường do nhiều nguyên nhân. Phần lớn thường gặp là do công thức sai hoặc các ô đang tham chiếu bị lỗi. Vì vậy bạn cần kiểm tra lại công thức mình nhập nhé. Trong ví dụ dưới đây, lấy dữ liệu cột C nhưng vùng dữ liệu chỉ từ A1:B11 (không chứa cột C).

Lỗi #VALUE!

Lỗi #N/A

Lỗi #N/A thường xuất hiện khi không tìm thấy dữ liệu phù hợp mà bạn đang đề cập đến công thức của mình.

Lỗi #N/A

Trên đây là cách sử dụng hàm QUERY trên trang tính của Google Sheets.

Bạn đang xem: Cách sử dụng hàm QUERY trong Google Sheets đơn giản nhất

Chuyên mục: Phần mềm & Thủ thuật

Chia sẻ bài viết