Cách khắc phục tủ đông Sanaky bị đóng tuyết an toàn, hiệu quả
Sau thời gian dài sử dụng, tủ đông Sanaky sẽ bị đóng tuyết nhiều, điều này gây tiêu tốn điện năng, đặc biệt khi dự trữ thực phẩm cũng sẽ bị giảm đi chất lượng đông lạnh. Bài viết bên dưới sẽ giúp bạn khắc phục tủ đông Sanaky bị đóng tuyết an toàn, hiệu quả, mời bạn cùng tham khảo nhé.
Xem nhanh
1Tác hại khi tủ đông Sanaky bị đóng tuyết
Các loại tủ đông hiện nay nói chung và tủ đông Sanaky nói riêng đều thuộc loại làm lạnh trực tiếp, đối với tủ đông Sanaky làm lạnh trực tiếp sẽ có ưu điểm làm làm lạnh nhanh và sâu, nhược điểm là bị đóng tuyết dày.
Khi để tủ đông Sanaky bị đóng tuyết sẽ dẫn đến tác hại:
- Tủ sẽ bị làm giảm hiệu suất làm lạnh, dẫn đến làm thực phẩm bảo quản bên trong không lạnh sâu.
- Lớp tuyết dày và nhiều trong tủ gây cản trở quá trình khí lạnh lưu thông trong tủ, khiến tủ phải hoạt động nhiều hơn bình thường. Điều này gây hao tốn nhiều điện năng và làm giảm tuổi thọ thiết bị, và thiết bị không được hoạt động bền vững.
2Nguyên nhân và cách khắc phục tủ đông Sanaky bị đóng tuyết cực đơn giản
Cho vào tủ các thực phẩm có độ ẩm cao
Việc để các thực phẩm có độ ẩm cao để bảo quản trong tủ đông là điều mà nhiều người không để ý và dễ mắc phải, vì thực phẩm vẫn còn chứa nước làm cho độ ẩm trong tủ tăng lên. Khi đó độ ẩm cao và nước từ thực phẩm sẽ tạo nên lớp tuyết dày trong lòng tủ.
Điều này làm tủ đông bị đóng tuyết nhanh, hiệu quả làm lạnh bị giảm và tiêu thụ nhiều điện năng hơn.
Cách khắc phục: Bạn nên hạn chế để thực phẩm có độ ẩm cao vào tủ. Trước khi cho thực phẩm vào tủ cần kiểm tra, hút bớt nước và làm giảm độ ẩm để giảm bớt tình trạng tủ đông nhanh bị đóng tuyết.
Liên tục mở tủ đông
Tủ đông bị mở của liên tục hoặc bị hở cửa làm cho không khí bên ngoài lọt vào cũng là nguyên nhân làm cho tủ dễ bị đóng tuyết
Cách khắc phục: Bạn không nên mở tủ ra vào nhiều và và tránh trường hợp để hở cửa tủ để làm giảm đi tình trạng tủ đông đóng tuyết, hiệu quả hoạt động không đảm bảo. Bạn nên nhanh chóng đóng cửa tủ lại sau khi đã lấy đủ thực phẩm cần thiết.
Sử dụng hiệu quả các khóa an toàn của nhà sản xuất được tích hợp, kết hợp cùng gioăng cao su giúp cửa tủ luôn được đóng kín khít.
Hỏng gioăng hoặc đệm cao su của cửa tủ
Gioăng hoặc đệm cao su có tác dụng ngăn cản không khí bên ngoài không lọt vào trong, tránh tình trạng thất thoát hơi lạnh giúp thực phẩm luôn được đông lạnh.
Việc bị hỏng gioăng hoặc đệm cao su của cửa tủ cũng gây ra việc tủ đông bị không khí lọt vào khiến tủ nhanh đóng tuyết, tủ đông không thể duy trì nhiệt độ an toàn làm cho thực phẩm dễ bị hư hỏng trong thời gian ngắn, mà còn gây tốn kém điện năng.
Cách khắc phục: Bạn cần kiểm tra tình trạng gioăng cao su định kì 12 tháng/lần. Hãy thay thế bộ đệm cao su bị hư hỏng hoặc rách khi cần thiết, để tránh tình trạng tủ đông hao tốn điện năng, đóng tuyết.
Tắc lỗ xả nước
Lỗ thoát nước bên trong tủ bị tắc nghẽn do lâu ngày bị bám bẩn do ít vệ sinh, điều này sẽ làm cho tủ đông bị bịt kín làm cho nước không thoát ra ngoài được làm cho độ ẩm không khí tăng dẫn đến tình trạng tủ đông bị đóng tuyết nhanh.
Cách khắc phục: Bạn cần thường xuyên kiểm tra lại các vị trí của lỗ thoát nước bên trong, và cần vệ sinh tủ định kỳ và đảm bảo lỗ thoát nước luôn được thông giúp tránh tình trạng tủ bị hư hỏng, đóng tuyết.
Hư hỏng bộ phận trong tủ
Một số bộ phận của tủ đông bị hỏng cũng có thể làm tủ hoạt động không hiệu quả, dẫn đến đóng tuyết nhanh chẳng hạn:
- Tủ bị đứt cầu chì nhiệt: Bộ phận này nằm trên ngăn của tủ, có nhiệm vụ bảo vệ không để bộ phận xả hoạt động quá mức cho phép, khi cầu chì bị đứt thì bộ phận xả này sẽ ngừng hoạt động, gây ra hiện tượng đóng tuyết.
- Sò lạnh hay âm tủ lạnh không thông mạch: Đây là rơle xả tuyết nằm sau ngăn đá, sò lạnh có tác dụng đóng ngắt mạch điện cho bộ phận xả đá. Nếu bị hư, mạch không đóng, điện trở không được đốt nóng, tủ đông sẽ không thể xả đá.
- Rơ le xả (Timer) không đóng sang tiếp điểm xả đá: Đây là bộ phận kiểm soát quá trình làm nóng xả tuyết hoặc làm lạnh của tủ. Nếu bộ phận này hỏng, thì tủ sẽ không định trước thời gian xả tuyết, điều này khiến tủ không lạnh hoặc dàn lạnh bị đông đá.
Cách khắc phục: Trong trường hợp này, bạn cần nhờ đến sự hỗ trợ của thợ sửa chữa kỹ thuật có chuyên môn và kinh nghiệm, không nên tự sửa chữa, điều này rất nguy hiểm, mà còn có thể làm hỏng các bộ phận khác của máy.
3Cách xả tủ đông Sanaky bị đóng tuyết nhanh chóng
Bước 1: Bạn cần ngắt hết nguồn điện của tủ để đảm bảo an toàn trong quá trình lau dọn tủ đông. Sau đó lấy hết thực phẩm ra ngoài và đảm bảo chúng luôn được sạch sẽ khi bạn lau dọn tuyết.
Bước 2: Tháo cẩn thận các khay đựng thức ăn ra ngoài và vệ sinh. Khi vệ sinh tủ bạn cần lót khăn, giẻ khô trên nền xung quanh tủ lạnh để đảm bảo vệ sinh vì khi mở tủ lạnh, ngắt điện thì lớp tuyết dễ tan chảy.
Bước 3: Mở cửa tủ ra để cho tủ được thông thoáng và nhanh tan tuyết bên trong tủ. Sau đó, bạn cần dùng khăn mềm lau sạch lớp tuyết và nước đã tan chảy bên trong.
Bước 4: Sau khi lau hết nước, bạn cần lau lại thêm 1 lần cho thật sạch bằng khăn khô và chú ý tránh làm rách phần đệm cao su xung quanh cửa tủ. Cuối cùng, bạn cần đặt các khay thức ăn và khay đá vào vị trí cũ, mở nguồn chờ tủ đủ lạnh sau đó cho thực phẩm vào.
Bên trên là cách khắc phục tủ đông Sanaky bị đóng tuyết an toàn, hiệu quả được gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc hãy bình luận bên dưới cho chúng tôi biết nhé!
Bạn đang xem: Cách khắc phục tủ đông Sanaky bị đóng tuyết an toàn, hiệu quả
Chuyên mục: Điện lạnh
Các bài liên quan
- Hướng dẫn cách sử dụng tủ đông Sanaky tiết kiệm mà hiệu quả không ngờ
- Tủ đông Hòa Phát của nước nào? Có tốt không?
- Những lợi ích khi sử dụng tủ đông, tủ mát để bảo quản thực phẩm
- Cách xả tuyết tủ đông Sanaky đơn giản, dễ thực hiện tại nhà
- Cách biến tủ đông thành tủ mát với tủ đông Sanaky đơn giản nhất
- Mẹo sử dụng tủ đông Sanaky đúng cách, an toàn, giúp tăng độ bền cho tủ