Cách cúng rước ông bà 29 Tết đúng nghi thức

Cúng rước ông bà "về nhà ăn Tết" dịp cuối năm đã trở thành một nét văn hóa đẹp, đậm chất của Việt Nam. Năm nay không có 30 Têt nên nghi thức cúng rước ông bà sẽ được tiến hành vào chiều 29 Tết. Vậy cách cúng rước ông bà 29 Tết đúng nghi thức như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết này của chúng tôi để có được câu trả lời nhé.

Cúng rước ông bà "về nhà ăn Tết" dịp cuối năm đã trở thành một nét văn hóa đẹp, đậm chất của Việt Nam. Năm nay không có 30 Tết nên nghi thức cúng rước ông bà sẽ được tiến hành vào chiều 29 Tết. Vậy cách cúng rước ông bà 29 Tết đúng nghi thức như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết này của chúng tôi để có được câu trả lời nhé.

Cách cúng rước ông bà 29 Tết đúng nghi thức

Tục rước ông bà ngày 29 Tết được tiến hành thế nào? Theo các chuyên gia văn hóa, phong thủy thì cách cúng rước ông bà 29 Tết có thể được tiến hành như sau:

Cách cúng rước ông bà 29 Tết thứ nhất: Gia chủ chuẩn bị mâm cơm cúng và dâng lên bàn thờ gia tiên của gia đình vào trưa ngày 29 Tết. Khi thắp nhang, gia chủ khấn vái mời đích danh tên, tuổi của các cụ, tổ tiên gia đình mình về tại gia để đón năm mới.

Cách cúng rước ông bà 29 Tết thứ 2: Chiều 29 Tết, gia chủ cùng con cháu, người thân trong gia đình cần ra phần mộ của tổ tiên, ông bà và tiến hành vệ sinh, dọn dẹp, sửa sang, sau đó thắp nhang khấn mời ông bà, tổ tiên về gia đình đón Tết cùng với con cháu. Với cách làm này thì gia chủ không cần chuẩn bị mâm cơm rước ông bà mà chỉ cần chuẩn bị nhang, hoa tươi, trái cây là được rồi.

Cách cúng rước ông bà

Mâm cúng rước ông bà gồm những gì?

Mâm cơm rước ông bà ngày 29 Tết có thể được chuẩn bị các món ăn tùy vào điều kiện kinh tế của từng gia đình, tùy vào phong tục, tập quán của mỗi địa phương. Tuy nhiên, trong mâm cơm ấy không thể thiếu các lễ vật như sau:

  • 1 mâm lễ mặn gồm các món ăn truyền thống ngày Tết tùy từng địa phương như thịt gà, thịt đông, bánh chưng/bánh tét, canh măng, các món xào, giò, chả...
  • Nến hoặc đèn cầy
  • 1 lọ hoa tươi
  • Mâm hoa quả tươi
  • Vàng mã
  • Bài văn khấn rước ông bà ngày 29 Tết

Cách cúng rước ông bà

Một số lưu ý khi thực hiện lễ cúng rước ông bà 29 Tết

Trước khi cúng rước ông bà ngày 29 Tết, bạn cần tiến hành vệ sinh bàn thờ sạch sẽ, bày biện lễ vật một cách tươm tất. Sau đó, đại diện gia đình sẽ làm lễ thắp nhang và khấn bài khấn rước ông bà, tổ tiên. Trước khi làm lễ khấn, người đại diện của gia đình phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc quần áo chỉnh tề, gọn gàng nhằm thể hiện sự thành kính đối với các bậc bề trên.

Hiện nay ở một số địa phương vẫn còn duy trì tục lệ khi đi rước ông bà vào ngày 29 Tết thường mang theo cuốc để cuốc vài cái xung quanh mộ của tổ tiên, ông bà để thể hiện cho lời mời. 

Trên đây là cách cúng rước ông bà 29 Tết đúng nghi thức mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Bạn đang xem: Cách cúng rước ông bà 29 Tết đúng nghi thức

Chuyên mục: Quà tặng & Lời chúc

Chia sẻ bài viết