Cách chọn mua máy làm kem gia đình
Gần đây, trào lưu làm kem tại nhà được rất nhiều chị em nội trợ ưa chuộng. Trên nhiều diễn đàn và mạng xã hội, các chị em chia sẻ kinh nghiệm về việc mua và sử dụng các máy làm kem gia đình cũng như công thức để có được những ly kem mát lạnh. Từ nhu cầu này, các loại máy làm kem xuất hiện trên thị trường ngày càng đa dạng hơn, giá bán được giảm xuống đáng kể cho phù hợp với nhu cầu của nhiều người tiêu dùng. Thế nhưng, để lựa chọn một chiếc máy làm kem phù hợp đáp ứng hiệu quả nhất nhu cầu sử dụng của mỗi nhà thì không phải ai cũng biết.
Gần đây, trào lưu làm kem tại nhà được rất nhiều chị em nội trợ ưa chuộng. Trên nhiều diễn đàn và mạng xã hội, các chị em chia sẻ kinh nghiệm về việc mua và sử dụng các máy làm kem gia đình cũng như công thức để có được những ly kem mát lạnh. Từ nhu cầu này, các loại máy làm kem xuất hiện trên thị trường ngày càng đa dạng hơn, giá bán được giảm xuống đáng kể cho phù hợp với nhu cầu của nhiều người tiêu dùng.
Mặc dù rất đa dạng về mẫu mã, nhãn hàng và giá bán nhưng các máy làm kem gia đình hiện được chia thành 2 loại: máy làm kem tự động (làm lạnh trực tiếp) và máy làm kem sử dụng bowl lạnh (làm lạnh gián tiếp).
1. Máy làm kem tự động
Có thể nói, sở hữu một chiếc máy làm kem tự động là "ước mơ" của hầu hết các bà nội trợ hiện nay. Máy làm kem tự động (hay còn gọi là máy làm kem làm lạnh trực tiếp) có nguyên lý làm lạnh bằng một động cơ nén bên trong thân máy (giống như động cơ nén sử dụng ở tủ lạnh). Máy nén này sẽ giúp làm lạnh hỗn hợp nguyên liệu và cơ quay đảo tự động trong quá trình sử dụng máy. Đây cũng là loại máy làm kem gia đình hiện đại nhất và cũng có giá bán khá đắt trên thị trường.
Ưu điểm:
- Thao tác đơn giản: Với máy làm kem tự động, quy trình làm kem "homemade" của các bà nội trợ đơn giản hơn và được rút ngắn rất nhiều. Chỉ cần đong nguyên liệu, cho vào máy và bấm nút mà không mất công chuẩn bị hỗn hợp hay phải làm lạnh bowl kem trước trong tủ lạnh.
- Độ lạnh sâu: Nhờ sử dụng động cơ máy nén để làm lạnh trực tiếp nên các máy làm kem tự động cho khả năng làm kem thành công cao hơn nhiều. Độ lạnh của các máy làm kem trực tiếp cũng rất sâu (có máy đạt độ lạnh -35 độ C) nên hỗn hợp kem thường đông tốt hơn và kem thành phẩm ra ngon hơn.
- Dung tích lớn: Các máy làm kem tự động thường có dung tích khá lớn từ 1 - 3 lít. Nếu nhà bạn có 4 đến 5 người và thường xuyên có nhu cầu về món kem lạnh thì nên chọn lựa chiếc máy này để phục vụ thường xuyên nhu cầu của gia đình. Vì không phải làm lạnh bowl kem trong tủ lạnh như các máy làm kem khác nên có thể làm nhiều mẻ kem liền một lúc.
Máy làm kem Komasu KM-150 giúp bạn làm kem nhanh chóng với thời gian ngắn.
Nhược điểm:
- Giá thành cao: Giá thành của một chiếc máy làm kem tự động còn khá cao so với mức thu nhập bình quân của người tiêu dùng: khoảng 4 - 9 triệu đồng tùy thương hiệu và kích cỡ. Mức chi phí này cao bởi máy làm kem không phải là một thiết bị gia dụng thiết yếu trong gia đình.
- Kích thước cồng kềnh: Do sử dụng động cơ nén bên trong nên các máy làm kem tự động có kích thước cồng kềnh. Một máy làm kem tự động có dung tích làm kem khoảng 2 lít thường có kích cỡ tương đương một chiếc lò vi sóng cỡ nhỏ. Thêm đó, người dùng phải để máy làm kem này ở vị trí cố định để máy hoạt động vì mỗi lần dịch chuyển, phải có thời gian hồi ga mới được cắm điện và sử dụng.
- Không có nhiều lựa chọn: Vì giá bán khá cao nên trên thị trường không có quá nhiều lựa chọn cho các dòng máy làm kem tự động. Các mẫu máy làm kem tự động của Kenwood, Unold, Cuisinart, Krups, Bomann, Kai... chưa có hàng nhập khẩu chính hãng mà chủ yếu là hàng xách tay. Bất tiện khi mua các dòng máy xách tay này là chi phí về giá bị đội lên khá cao và cũng không có chế độ bảo hành cho người dùng khi hỏng hóc.
Hiện tại, máy làm kem Philips, Komasu là 2 thương hiệu được nhập khẩu trực tiếp tại thị trường Việt Nam cũng chỉ có vài model làm kem tự động trên thị trường.
- Thời gian làm kem lâu hơn: Thời gian cho ra thành phẩm cúa các máy làm kem tự động lâu hơn các máy làm kem dùng bowl lạnh. Thông thường, máy cần 40 - 60 phút để làm được một mẻ kem thành phẩm. Có máy thời gian làm lạnh kéo dài từ 1 - 2 tiếng. Ngoài ra, người dùng phải khởi động máy trước khi cho nguyên liệu vào nên máy cũng tiêu thụ điện lớn hơn.
Máy làm kem Eurohome-EIM150 (1.4L) giúp bạn có những ly kem mát lạnh, thơm ngon và bổ dưỡng.
2. Máy làm kem sử dụng bowl lạnh
Máy làm kem với cơ chế làm lạnh bằng bowl lạnh (hay máy làm kem gián tiếp) được nhiều chị em lựa chọn. Nguyên lý hoạt động của máy là sử dụng hơi lạnh từ bowl đã được làm lạnh sẵn trước đó trong ngăn đông. Bowl này chứa dung dịch tạo đông nhanh (thường là nước muối đậm đặc). Sau khi được làm mát ở ngăn đông khoảng 8 tiếng ở nhiệt độ thấp nhất (khoảng -18oC), người dùng chỉ cần đổ hỗn hợp nguyên liệu (đã được làm lạnh) vào bowl, lắp động cơ rồi cho máy vận hành là có thể có kem thành phẩm.
Ưu điểm:
- Thiết kế nhỏ gọn: Các mẫu máy làm kem này có kích thước rất nhỏ gọn, thiết kế và màu sắc bắt mắt. Nhiều loại máy còn tích hợp thêm những tính năng như xay, nghiền trái cây.
Máy có cấu tạo gồm 3 bộ phận chính: động cơ, tô đông lạnh và phới trộn với kích thước chỉ tương đương một chiếc máy sinh tố. Đường kính bowl rời khoảng 20cm (như một chiếc đĩa). Trọng lượng từ 2 - 3 kg nên dễ di chuyển và có thể đặt ở bất kỳ vị trí nào trong nhà bếp.
- Giá bán hợp lý và có nhiều lựa chọn: Trên thị trường, xuất hiện nhiều loại máy làm kem dùng bowl lạnh có mức giá bán đa dạng từ đắt đến rẻ của rất nhiều thương hiệu. Các máy quen thuộc với người dùng Việt Nam là: Komasu, Phillips, Kenwood, Cuisinart... có mức giá từ 2 - 3 triệu đồng.
Nếu ngân sách hạn hẹp hơn, người dùng có thể lựa chọn các máy làm kem của Caple, Sinbo, Myota, Life code, Eurohome, Yonanas... có giá rẻ hơn, chỉ từ 800- 1,5 triệu đồng cho một máy làm kem có dung tích 0,8 đến 1,5 lít.
Máy cắt rau củ và làm kem ArirangLife ESI-ALVC02S.
Nhược điểm:
- Dung tích làm kem nhỏ: Đa số các máy làm kem gián tiếp có dung tích làm kem nhỏ. Với dung tích bowl lạnh chỉ từ 0,8 - 1,5 lít các máy này chỉ có thể làm nhiều nhất là 1l kem thành phẩm, phù hợp với những gia đình ít người hoặc nhu cầu sử dụng không lớn.
Ngoài ra, máy không thể làm liên tục 2 mẻ kem liền lúc vì bowl lạnh phải để ở ngăn đông đá ít nhất 6 tiếng đồng hồ.
- Quy trình làm kem phức tạp hơn: Để làm được một mẻ kem, người dùng phải làm lạnh bowl trong ngăn đá của tủ lạnh ít nhất 6 tiếng đồng hồ (tốt nhất là để lạnh 24 tiếng). Hỗn hợp nguyên liệu kem sau khi đong đếm cũng cần được nấu chín và làm lạnh trước trong tủ lạnh để máy làm đông tốt hơn.
- Độ lạnh không sâu: Không giống như các máy làm kem trực tiếp, máy làm kem gián tiếp có thể làm đông kem nhờ sử dụng hơi lạnh từ bowl đông. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, bowl lạnh lại không thể đạt được độ lạnh sâu như mong đợi (có thể do ngăn đông của tủ lạnh không đủ độ lạnh hoặc thời gian để chưa đủ). Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng kem thành phẩm không đạt chất lượng như mong đợi.
Với mục tiêu “Luôn dành khó khăn phiền phức về mình để thỏa mãn khách hàng” và cung cấp cho khách hàng sự phục vụ tốt nhất, nếu Quý khách muốn mua sản phẩm máy làm kem vui lòng liên hệ theo số:.
Tại Hà Nội 04.3785 5633 hoặc tại Hồ Chí Minh 08.3830 8569.
Chúng tôi cam kết sẽ mang đến sự hài lòng cho Quý khách!
Bạn đang xem: Cách chọn mua máy làm kem gia đình
Chuyên mục: Máy thực phẩm