Các loại thớt sử dụng phổ biến và bí quyết lựa chọn mà bạn nên biết

Thớt là vật dụng được sử dụng phổ biến trong tất cả nhà bếp, thường được làm bằng gỗ hoặc nhựa, hỗ trợ cắt, thái thực phẩm. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết được nên mua thớt nào tốt và phù hợp với căn bếp của gia đình nhé!

1Thớt gỗ

Thớt gỗ thường được làm bằng gỗ xà cừ, gỗ cao su, gỗ nghiến, gỗ me,... Thớt có nhiều hình dáng khác nhau như hình tròn, hình chữ nhật, hình vuông, cho bạn dễ dàng lựa chọn theo nhu cầu sử dụng.

Thớt gỗ với đa dạng mẫu mã và kích thước được bán với mức giá dao động từ 80.000 - 230.000 đồng.

Thớt gỗ

Thớt thái 30 cm DMX IG4867 được sử dụng phổ biến

Ưu điểm

  • Thớt có độ bền cao, rắn chắc, độ đàn hồi cao, hạn chế trơn trượt khi cắt thái, bảo vệ lưỡi dao tốt. 
  • Được làm từ gỗ thiên nhiên, thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe.
  • Chống vi khuẩn bám lại trên mặt thớt trong quá trình sử dụng.

Nhược điểm

  • Nếu không sử dụng đúng cách, thớt gỗ dễ bị hút nước, gây ẩm mốc.
  • Dễ bị cong, vênh, nứt sau một thời gian dài sử dụng.
  • Không dùng máy rửa chén để vệ sinh thớt gỗ được. 

2Thớt tre

Thớt tre được làm từ gỗ tre tự nhiên, có trọng lượng nhẹ, rất an toàn cho sức khỏe người sử dụng. Thớt thường có thiết kế hình chữ nhật, hình tròn, giúp bạn dễ dàng cắt, thái và băm nhuyễn thực phẩm.

Trên thị trường, các loại thớt tre có giá thành chênh lệch tùy thuộc vào thương hiệu, kích thước và mẫu mã, dao động từ 90.000 - 340.000 đồng

Thớt tre thái chữ nhật 35 x 25 cm Delites 19102502-2

Thớt tre thái chữ nhật 32 x 25 cm Delites 19102501-2 có trọng lượng nhẹ hạn chế được những tình huống rơi vỡ

Ưu điểm

  • Không dễ bị thấm nước, ẩm mốc nhờ chất liệu bề mặt láng mịn và dễ dàng làm sạch.
  • Không để lại vết hằn của dao, vết cứa đen, không bị lên mùn.
  • Thớt tre có trọng lượng khá nhẹ, hạn chế được tình trạng rơi vỡ. 
  • Chất liệu thân thiện với môi trường và có thể tái sử dụng. 

Nhược điểm

  • Sau một thời gian dài sử dụng, thớt tre dễ bị nứt vỡ nên phải hạn chế cắt, thái các vật cứng.
  • Chỉ phù hợp để cắt, gọt trái cây, rau củ, không thích hợp bằm hay chặt xương.

3Thớt nhựa

Chất liệu của thớt nhựa thường là nhựa PE, nhựa PP. Thớt nhựa gọn, nhẹ, phù hợp cho mọi gian bếp. Với nhiều thiết kế đa dạng như hình tròn, hình chữ nhật, hình vuông cho bạn dễ dàng lựa chọn.

Chỉ với khoảng từ 40.000 - 120.000 đồng bạn đã có thể sở hữu một chiếc thớt nhựa chất lượng, tiện dụng hỗ trợ cho công việc nội trợ tại nhà. 

Thớt nhựa

Thớt nhựa Pioneer TH 001 không bị ẩm mốc trong quá trình sử dụng

Ưu điểm

  • Thớt nhựa dễ dàng vệ sinh. 
  • Không bị hút nước hay ẩm mốc trong quá trình sử dụng.
  • Trọng lượng nhẹ, không lo rơi vỡ. 
  • Giá thành khá rẻ phù hợp với nhiều đối tượng người dùng.
  • Có thể vệ sinh thớt nhựa bằng máy rửa chén.

Nhược điểm

  • Chịu nhiệt kém, dễ bị biến dạng khi gặp nhiệt độ cao.
  • Dễ tích tụ vi khuẩn sau thời gian dài sử dụng.

4Thớt silicon kháng khuẩn 

Với chất liệu silicon mềm dẻo, nhiều mẫu mã bắt mắt, loại thớt này cũng đang ngày càng được sử dụng phổ biến và được nhiều chị em tin dùng. Thớt silicon có độ bền cao, thân thiện với môi trường hơn so với các loại thớt nhựa khác.

Thớt silicon được bán với giá từ 150.000 - 300.000 đồng, cho bạn dễ dàng lựa chọn được sản phẩm phù hợp với gia đình mình. 

Thớt silicon kháng khuẩn

Thớt silicon thu hút người sử dụng nhờ có đa dạng thiết kế và mẫu mã đẹp mắt

Ưu điểm

  • Thớt silicon mềm, dẻo sẽ giữ được nguyên độ sắc bén cho dao và hạn chế được tình trạng mòn, mẻ dao trong quá trình cắt, thái thực phẩm.
  • Thớt có thể cuộn, gấp lại dễ dàng sau khi sử dụng. 
  • Thớt có khả năng kháng khuẩn, chống trầy xước.
  • Dễ dàng vệ sinh bằng máy rửa chén hoặc trụng qua nước sôi.

Nhược điểm 

  • Thớt silicon rất mỏng, chỉ thích hợp cắt thức ăn mềm, không nên băm, chặt những thực phẩm cứng.
  • Có mùi nhựa khó chịu lúc mới mua về, bạn cần phải rửa qua nhiều lần bằng nước sạch mới có thể khử mùi hết. 
  • Sử dụng lâu thớt sẽ bị dính các vết bẩn và bám mùi, khó làm sạch.

5Thớt thủy tinh

Thớt được làm từ thủy tinh cường lực, thân thiện với môi trường, dễ vệ sinh và không bị ẩm mốc. Thớt thủy tinh tạo cảm giác sạch sẽ, sang trọng cho gian bếp của bạn.

Với mức giá 100.000 - 250.000 đồng, bạn hoàn toàn có thể chọn mua cho gia đình mình sản phẩm thớt thủy tinh an toàn và tiện dụng. 

Thớt thủy tinh

Thớt được làm từ thủy tinh cường lực dễ vệ sinh trong quá trình sử dụng

Ưu điểm

  • Bề mặt bằng chất liệu thủy tinh láng mịn, dễ vệ sinh.
  • Không tích tụ vi khuẩn, ẩm mốc.
  • Thiết kế tinh tế, sang trọng, làm đẹp cho không gian bếp.

Nhược điểm

  • Dễ vỡ khi va chạm nên khi sử dụng bạn phải cẩn thận để tránh tình trạng rơi vỡ nguy hiểm.
  • Chỉ thích hợp cắt thực phẩm mềm để hạn chế được tình trạng nứt, hỏng thớt.
  • Tạo nên âm thanh khó chịu khi sử dụng.

6Thớt đá

Thớt đá thường được làm từ đá hoa cương, đá cẩm thạch, thân thiện với môi trường. Thớt đá dễ dàng chùi rửa, không bị hút nước hay ẩm mốc. Thiết kế đơn giản, thanh lịch, mang đến sự sang trọng cho gian bếp.

Với mức giá chỉ từ 180.000 - 400.000 đồng, thớt đá là một sản phẩm nhà bếp đáng cho bạn đầu tư vì những tiện lợi mà nó mang lại.

Thớt đá

Thớt đá

Ưu điểm

  • Dễ dàng vệ sinh, không bị ẩm mốc.
  • Chất liệu thân thiện với môi trường.
  • Thiết kế đẹp, mẫu mã sang trọng dùng làm vật trang trí cho nhà bếp. 

Nhược điểm

  • Trọng lượng nặng, dễ rơi vỡ gây nguy hiểm.
  • Gây ra tiếng khó chịu khi cắt thái.
  • Bề mặt cứng, dễ làm hỏng, mẻ dao. 

7Thớt vỏ trấu

Thớt được làm từ vỏ trấu, hạt nhựa PP, tạo nên sản phẩm có bề mặt như thớt gỗ. Tuy nhiên, thớt vỏ trấu ít bị nấm mốc và có độ đàn hồi cao, không làm hỏng dao khi sử dụng.

Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho những người thân trong gia đình, bạn nên mua ngay một chiếc thớt vỏ trấu có giá từ 200.000 - 290.000 đồng

Thớt vỏ trấu

Thớt vỏ trấu thân thiện với môi trường

Ưu điểm

  • Nguyên liệu từ thiên nhiên, thân thiện môi trường.
  • Kháng khuẩn và dễ dàng vệ sinh sau khi sử dụng. 
  • Không bị nấm mốc và mùi hôi.

Nhược điểm

  • Thớt có cấu tạo mềm hơn thớt gỗ nên dễ trầy xước.
  • Dễ bị trầy xước và biến dạng trong quá trình sử dụng. 

Dựa trên những ưu và nhược điểm của từng loại thớt, bạn hãy chọn cho mình một chiếc thớt phù hợp với gian bếp của mình nhé.

Bạn đang xem: Các loại thớt sử dụng phổ biến và bí quyết lựa chọn mà bạn nên biết

Chuyên mục: Kinh nghiệm mua sắm

Chia sẻ bài viết