Cà phê giả tràn lan trên thị trường - Nhận biết vô cùng dễ dàng (Phần 1)

Nếu cà phê là một tàn dư ngọt ngào nhất của thời kỳ Pháp thuộc thì thực trạng cà phê giả ở mức báo động hiện nay tại nước ta chính là một hệ lụy vô cùng khủng khiếp khi càng ngày hàng giả càng xuất hiện một cách tràn lan và len lỏi vào từng mặt hàng thực phẩm. Không ít người việc nhấm nháp ly cà phê chỉ như một thói quen chứ ít khi bận tâm về thức uống đó xuất xứ từ đâu. Đây là điều vô cùng đáng để tâm đến.

Vài năm gần đây, ngoài phụ gia, còn có nhiều loại hóa chất độc hại được cho vào cà phê. Không chỉ dùng chất độn, có loại "cà phê" hoàn toàn sử dụng đậu nành trộn với hóa chất không rõ nguồn gốc, như đã bị phanh phui trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trước thực trạng này, để tránh nhầm lẫn khi đi mua cà phê, người tiêu dung cần có kiến thức căn bản về cà phê.

Cà phê là một loại hạt rất đặc biệt, và khác biệt, có thể dễ dàng phân biệt cà phê nguyên chất và không nguyên chất, bột cà phê với bột của các loại hạt ngũ cốc khác. Để bảo đảm cho sức khỏe và khẩu vị thưởng thức cà phê đích thực của chính bạn, bạn cần ghi nhớ vài chi tiết căn bản về thuộc tính của hạt cà phê rang rất khác với các loại hạt rang khác và bột của chúng:

Cà phê giả - Cà phê thật

Cà phê giả - Cà phê thật.

Phân biệt trước khi pha - Bột cà phê

1. Khối lượng (hoặc thể tích) của bột cà phê rang bao giờ cũng lớn hơn khối lượng (hoặc thể tích) của bột hạt đậu nành (đỗ tương) và bắp rang:

Hạt cà phê có một đặc điểm khác hẳn các loại hạt khác là khi rang lên đến 1 nhiệt độ nhất định sẽ nở lớn và thể tích tăng từ 1,5 đến 2 lần và trọng lượng giảm từ 20% - 30%. Cho nên, bột cà phê luôn luôn có khối lượng riêng thấp hơn bột các loại ngũ cốc khác và từ đó thể tích (hay khối lượng) của 1kg bột cà phê luôn luôn lớn hơn thể tích của bột các loại ngũ cốc rang. Dựa vào đặc tính này bạn có thể phân biệt ngay từ lúc đầu, dù chưa cần phải mở bao bì ra. Nếu có điều kiện so sánh, bạn cầm trong tay 2 bịch 500g, bịch nào chứa cà phê, (hay chứa tỷ lệ bột cà phê nhiều) thì sẽ nhiều, đầy hơn, to hơn, khối lượng bột chứa bên trong nhiều hơn nên chúng ta có cảm tưởng bịch cà phê nguyên chất nhẹ hơn.

2. Độ xốp của cà phê

Nhìn theo cảm quan, bột cà phê nguyên chất rất nhẹ, có độ xốp , tơi và rời. Bột của hạt ngũ cốc khác thường dính lại, ít tơi bong hơn. Nếu bạn có một bịch cà phê nguyên chất và một bịch cà phê không nguyên chất, bạn mở 2 bịch ra, lấy 2 chén nước, múc 2 muỗng bột của 2 bịch đổ lên mặt nước. Bột cà phê nguyên chất xốp nhẹ, có khối lượng riêng thấp, nên có khuynh hướng nổi lên trên, còn bột của các hạt ngũ cốc khác có khối lượng riêng lớn hơn, nên chìm xuống nhanh hơn. Ngoài ra, hạt cà phê rang rất giòn, có cấu trúc sợi cellulose đồng đều, dễ vỡ và vỡ đều trong cối xay, nên bột cà phê xay ra có độ xốp, mịn tương đối đồng đều. Trái lại các loại hạt đậu, bắp rang, khi xay bột độ mịn không đồng đều nên không có độ tơi xốp như bột cà phê nguyên chất.

3. Độ ẩm của bột cà phê

Bột cà phê nguyên chất ít ngậm nước, không có nhiều độ ẩm. Bột các loại ngũ cốc khác thường giữ nước và có độ ẩm cao hơn. Hơn nữa, do hạt đậu và bắp không có mùi thơm, nên khi nhà sản xuất trộn các loại hạt này vào hạt cà phê chắc chắn sẽ làm 1 động tác kèm theo, đó là rưới hóa chất, hương liệu cà phê tổng hợp, nhân tạo vào trước khi xay ra bột. Do đó, bột cà phê pha tạp, không nguyên chất có vẻ ẩm ướt, thậm chí vón cục khi được tẩm nhiều caramen tạo màu, khác hẳn với bột cà phê nguyên chất rất khô và tơi xốp.

4. Màu của bột cà phê

Khi rang đến nhiệt độ và thời gian thích hợp...bột cà phê có màu nâu đậm (nếu hạt cà phê rang chưa đến nhiệt độ và thời gian nổ lần 1 thì bột có màu vàng sáng vị chua, và mùi nồng). Hạt bắp rang để độn vào cà phê thường có màu đen đậm. Cho nên trong nghề làm cà phê người ta đơn giản gọi bắp rang là Màu. Do thói quen người tiêu dùng đòi hỏi ly cà phê phải có màu đen, nên Màu (bên cạnh caramen và cả chất tạo màu hóa học) được dùng để nhuộm ly cà phê. Mặt khác, hạt các đậu nành rang và xay ra bột có màu nâu đậm đục, ngã vàng đục, hoàn toàn không giống màu nâu đậm của bột cà phê. Nếu bạn nhìn thấy bột trong 1 bịch chứa có màu nâu đậm ngã vàng, thể tích nhỏ, nhưng cầm nặng tay là tỷ lệ đậu nhiều. Bột có màu đen thui thể tích cũng nhỏ là có trộn nhiều bắp.

5. Mùi của bột cà phê

Nếu quen thuộc, bạn không khó để nhận ra mùi thơm rất dễ chịu, hấp dẫn và rất đặc trưng của bột cà phê nguyên chất. Nhiều người vẫn bị lầm lẫn và đánh giá cao mùi của hương liệu hóa học được tẩm vào đậu, bắp bởi vì họ ít có dịp ngửi mùi cà phê bột nguyên chất. Bắp và đậu nành cũng có mùi hơi tanh, theo cảm quan, nếu tinh tế một chút, bạn có thể nhận thấy khi ngửi. Bột đậu nành có mùi gắt, hòa quyện với hương liệu bốc lên một mùi thơm nặng nề chứ không dịu dàng như mùi nguyên thủy của cà phê rang.

Phân biệt cà phê giả từ bột cà phê.

Phân biệt cà phê giả từ bột cà phê.

Phân biệt khi đang pha - Trạng thái của bột cà phê nguyên chất khi gặp nước sôi

Đây là điểm mà bạn rất dễ dàng nhận biết để phân biệt chính xác cà phê nguyên chất với cà phê pha tạp hay bột của các loại hạt ngũ cốc khác. Như đã nhận định, do hạt cà phê được cấu tạo bởi cấu trúc sợi celluose và chứa rất ít tinh bột, nên thuộc tính đặc biệt của bột cà phê rang là rất tơi xốp, và chứa nhiều khoang không khí bên trong do cấu trúc cao phân tử, các sợi cellulose bị bẻ gảy dưới tác động nhiệt trong quá trình rang...

Cho nên, khi bạn chế nước sôi 100 độ C vào phin chứa cà phê nguyên chất, lập tức bột cà phê sẽ nở phồng lên, sủi bọt mạnh, thậm chí tràn ra cả ngoài phin. Nếu sau khi cho vài muỗng bột (khoảng 20-25g) vào 1 phin pha cà phê, bạn chế nước sôi vào mà thấy bột ấy không nở phồng lên, trái lại còn bẹp xuống , lịm xuống và bốc mùi thơm lan tỏa ra nồng nực thì bạn biết chắc chắn trong phin này có rất ít cà phê. Trái lại, trong loại bột này có tỷ lệ phần trăm rất nhiều bột của các loại hạt khác được tẩm hương liệu nhân tạo nồng độ cao. Bột bắp , bột đậu rang khi gặp nước sôi trở nên dẽo , dính bệt và xẹp xuống do các loại ngũ cốc luôn có chứa nhiều tinh bột. Cà phê không phải là một loại hạt ngũ cốc. Trái lại cà phê được cấu tạo bởi các hợp chất cao phân tử cellulose, chứa rất ít tinh bột. Quá quá trình rang hạt cà phê nở lớn, bên trong tạo ra các khoang không khí, gặp nước sôi, không khí bên trong nở lớn, làm sủi bọt bột cà phê và khiến bột cà phê trào lên trong phin. Điều này rất dễ để nhận thấy.

Bạn có thể lựa chọn các sản phẩm cà phê sạch từ META để luôn có sự lựa chọn đúng đắn cho chính mình và gia đình. Bởi chúng tôi luôn cam kết về sự minh bạch trong từng sản phẩm mình bán ra.

Cà phê hạt Delta series intenso mang đến hương vị khó quên
Cà phê hạt Delta series intenso mang đến hương vị khó quên

Cà phê bột Delta Classic 250gr cho vị ngon đậm đà:

Cà phê bột Delta Classic được sản xuất tại nhà máy Perfetto Việt Nam, là loại cà phê cao cấp, là sự kết hợp hoàn hảo giữa Arabica và Robusta chất lượng tốt nhất tại Việt Nam. Cà phê được sản xuất theo quy trình công nghệ hiện đại tạo nên vị cà phê đậm đà, mạnh mẽ truyền thống Việt, chuyên dùng pha chế cà phê: Espresso, Moka, Plunger, cà phê phin, hay cà phê sữa truyền thống. Sử dụng 100% cà phê nguyên chất.

 
Cà phê bột Delta Classic 250gr được đóng gói trong bao bì sang trọng.

Bạn có thể tham khảo thêm Phần 2 để biết thêm cách nhận biết cà phê

Với mục tiêu “Luôn giành khó khăn phiền phức về mình để thỏa mãn khách hàng” và cung cấp cho khách hàng sự phục vụ tốt nhất, nếu Quý khách muốn mua sản phẩm vui lòng liên hệ theo số:.

Tại Hà Nội 04.3785 5633 hoặc tại Hồ Chí Minh 08.3830 8569.

Chúng tôi cam kết sẽ mang đến sự hài lòng cho Quý khách!

Bạn đang xem: Cà phê giả tràn lan trên thị trường - Nhận biết vô cùng dễ dàng (Phần 1)

Chuyên mục: Điện máy gia dụng

Chia sẻ bài viết