Bộ phận của trẻ nhỏ tuyệt đối tránh rửa kỹ, coi chừng hại con
Khi vệ sinh cho trẻ, cha mẹ không nên rửa quá kỹ những bộ phận này bởi chúng có khả năng tự làm sạch. Kỳ cọ mạnh tay đôi khi gây hại sức khỏe.
Lần đầu làm mẹ, Tiểu Kê chăm sóc con rất kỹ. Thấy tai bé có nhiều chất bẩn, cô muốn dùng tăm bông làm sạch. Trước đây, Tiểu Kê đọc báo nên biết không được tự ý ngoáy tai trẻ mà đưa con tới bác sĩ vệ sinh. (Ảnh: Sohu, minh họa)Tại bệnh viện, bác sĩ kiểm tra một lượt rồi thông báo tai trẻ hiện trong tình trạng ổn định, chưa cần phải làm sạch. Chỉ khi ráy tai không thể tự động thải ra ngoài hoặc có phản ứng bất lợi mới cần can thiệp thủ công.Thực tế, hầu hết ráy tai trẻ sẽ tự động đẩy ra ngoài. Nhiều người không biết, dùng tăm bông ngoáy sâu vào trong tai trẻ. Cách làm này không giúp làm sạch tai, ngược lại còn khiến ráy bị đẩy vào trong. Đáng lưu ý, dụng cụ ngoáy tai không đảm bảo có thể gây tổn thương, đưa vi khuẩn vào trong tai ảnh hưởng đến sức khỏe thính giác của trẻ.Ngoài tai, bác sĩ cũng nhấn mạnh trẻ dưới 2 tuổi có nhiều bộ phận không nên rửa kỹ. Dùng lực tác động có thể khiến tình trạng sức khỏe trẻ diễn biến xấu, cụ thể:Thóp. Thóp được phân ra 2 phần là “thóp trước” và “thóp sau”. Thóp trước là phần khe hở hình thoi giữa xương đỉnh và xương trán, thóp sau là khe hở hình tam giác giữa xương đỉnh và xương chẩm.Giai đoạn đầu đời, các bé bắt đầu học lẫy, bò, đứng nên dễ ngã, bị thương ở đầu. Thóp có tác dụng như một cái đệm khi trẻ bị ngã và bảo vệ trẻ khỏi chấn thương não.Vậy nhưng, vùng này thường rất hay tụ bẩn, nhiều phụ huynh cố gắng dùng lực làm sạch. Trường hợp không may, thóp có thể bị tổn thương gây ảnh hưởng sức khỏe trẻ.Để làm sạch thóp đúng cách, bác sĩ khuyên nên dùng một chiếc khăn mềm, làm ẩm bằng nước ấm rồi nhẹ nhàng vuốt quanh vùng thóp. Tuyệt đối không ấn hay gãi khi thao tác.Trường hợp vùng thóp chứa nhiều mảng cứng, bết, bạn có thể dùng khăn ấm đắp lên ít phút rồi lau sạch. Nước ấm ngấm vào mảng cứng giúp chúng dễ bong ra hơn, tránh gây tổn thương cho bé.Rốn. Trước khi cuống rốn chưa rụng, tuyệt đối không dùng nước để vệ sinh. Chuyên gia y tế khuyên nên dùng tăm bông sạch nhúng cồn y tế 75% lau nhẹ rốn để sát trùng, tránh nhiễm khuẩn tại chỗ do chất bẩn trên cơ thể đọng lại.Khi rốn của bé rụng, đây là phần da mỏng nhất ở thành bụng và cũng là bộ phận yếu nhất trong cơ thể. Thời điểm tắm cho con, bố mẹ có thể vệ sinh rốn song không nên rửa quá kỹ những chấm đen nhỏ bên trong. Nếu không, trẻ có thể đối diện tình trạng đầy bụng, khó tiêu, đau bụng do lạnh.Vùng kín. Bộ phận sinh dục rất cần vệ sinh sạch sẽ nhưng cần thực hiện đúng cách, tránh gây tổn thương cho bé. Khi còn nhỏ, bộ phận sinh sản của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, khả năng tự bảo vệ của niêm mạc âm đạo vẫn chưa hình thành, dễ bị tổn thương khi gặp mầm bệnh, tạo ra nhiễm trùng thứ cấp.Để an toàn, bác sĩ khuyên cha mẹ nên sử dụng các chất tẩy rửa dành riêng cho trẻ để tắm rửa. Không dùng sản phẩm của người lớn cho trẻ. Đặc biệt, không tùy tiện sử dụng các sản phẩm y tế, mỹ phẩm nhằm tránh tổn thương da cho bé.Khi vệ sinh cho trẻ, cha mẹ nên chú ý đến nhiệt độ phòng và nhiệt độ nước. Đảm bảo luôn giữ nhiệt độ phù hợp tránh gây bỏng. Sau khi tắm rửa, bố mẹ cần lau người cho trẻ càng sớm càng tốt tránh nhiễm lạnh. Lưu ý, tuyệt đối không dùng tay vỗ tai để nước thoát ra ngoài. Thay vào đó, bố mẹ nên đặt bé nằm ngửa đầu ra sau, kéo nhẹ dái tai để nước tự chảy. Mời độc giả xem thêm video: Tác dụng của đậu xanh đối với sức khỏe. (Nguồn video: Hanoitv)
Định Tâm (Theo SH)
Bạn đang xem: Bộ phận của trẻ nhỏ tuyệt đối tránh rửa kỹ, coi chừng hại con
Chuyên mục: Mẹ & Bé