Bộ phận của trái dứa thường bỏ đi nhưng tốt cho sức khỏe
Dứa là loại trái cây vừa có vị ngọt dịu vừa có vị chua nhẹ, giúp cải thiện sức khỏe và tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ tiêu hóa.
Chỉ với một quả dứa, chúng ta có thể biến chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, từ làm món tráng miệng cho đến xào nấu với một số thực phẩm giàu chất đạm như mực, thịt bò, thịt lợn...
Tuy nhiên, mọi người thường chỉ sử dụng mỗi phần ruột của quả dứa, còn lại sẽ đem đi vứt bỏ. Có một bộ phận của trái dứa thường bỏ đi nhưng tốt cho sức khỏe đến nay vẫn có rất nhiều người không biết đến.
Dứa mang lại nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe.
Lợi ích của lá dứa
Khi sơ chế quả dứa, chúng ta thường vứt bỏ đi phần lá nhưng ít ai biết được rằng, phần này lại mang đến nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Theo chuyên gia về liệu pháp dinh dưỡng Sade Meeks, lá trái dứa có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh và triệu chứng như bệnh lao, vết bỏng, bệnh trĩ cũng như các bệnh về khớp, tĩnh mạch.
Trong lá trái dứa giàu chất phenol giúp giảm lượng đường trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Đồng thời, hợp chất phenolic còn ngăn chặn chất béo trung tính sau mỗi bữa ăn và giảm lượng cholesterol trong máu giúp tránh bệnh gan nhiễm mỡ.
Lá dứa giúp kiểm soát lượng đường trong máu, hỗ trợ hệ tiêu
hóa, cải thiện vấn đề đầy hơi.
Một số hợp chất có lợi trong lá dứa như phenol, tanin, flavonoid, glycoside và bromelain còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn chặn hoạt động của những chất gây viêm trong cơ thể như đại thực bào. Ngay cả quả và lá dứa đều có tác dụng chống oxy hóa hiệu quả giúp ngăn ngừa sự hình thành tế bào gốc tự do và nhiều loại oxy phản ứng trong cơ thể.
Ngoài ra, bromelain trong cả quả và lá dứa được xem là hoạt chất enzyme giúp phân hủy protein trong thức ăn, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn và ngăn ngừa những vấn đề như đau bụng, ợ nóng, đầy hơi.
Cách sử dụng lá trái dứa
Ở phần rìa lá quả dứa luôn chứa một số gai nhọn, khiến cho chúng ta không biết phải chế biến thế nào. Nhưng trên thực tế, cách chế biến lá quả dứa dễ hơn nhiều so với phần suột. Trước tiên bạn cần lau sạch phấn đọng ở trên thân và cắt bỏ phần gai của lá, rửa sạch và ăn trực tiếp. Sau đó, nhả phần bả tương tự như ăn mía.
Phần lá dứa có thể chế biến thành nhiều loại đồ uống khác
nhau.
Ngoài ra, lá dứa cũng có thể đun lên làm trà hoặc làm nước ép. Bạn chỉ cần làm sạch lá, rồi đổ một ít nước và đun sôi lên cùng lá trà là có ngay món trà lá dứa ngon tuyệt với. Đồng thời, để làm nước ép lá dứa, bạn cần phải có dụng cụ chuyên dụng làm nước ép, cho lá dứa vào máy xay đều, rồi lấy phần nước cốt để pha thành đồ uống.
Tuy nhiên, lá dứa không hề tốt đối với phụ nữ đang mang thai nhất là vào thời kỳ đầu. Vì chúng có thể tăng nguy cơ co bóp tử cung không tốt cho sức khỏe thai phụ. Ngoài ra, nếu bạn dễ bị dị ứng với một số hợp chất có trong dứa nhưng lỡ ăn phải loại thực phẩm này thì bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời.
Bạn đang xem: Bộ phận của trái dứa thường bỏ đi nhưng tốt cho sức khỏe
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Những việc nên làm sau khi thức dậy tăng tốc đào thải độc tố, tránh táo bón kéo dài
- Loại quả người Việt hay ăn: Có tác dụng đẹp da, mượt tóc, lại tốt cho sinh sản đến không ngờ
- Thứ thường bị vứt bỏ khi ăn bưởi hóa ra giúp cải thiện nhu động ruột và kiểm soát đường huyết cực tốt
- Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn ăn quả óc chó mỗi ngày?
- Có loại rau giá đắt hơn thịt, hầm với thịt gà vừa ngon vừa bổ nhưng nhiều người chưa từng ăn
- Một thứ ''cực bổ'' có trong quả dưa hấu, phòng đau tim, đột quỵ nhưng ai cũng vứt bỏ khi ăn