Bị sốt xuất huyết cần biết thời gian nào bệnh có xu hướng trở nặng

Theo Sở Y tế Hà Nội, trong 4 tuần gần đây, bệnh nhân sốt xuất huyết có xu hướng gia tăng nhanh tại tất cả các quận, huyện, thị xã, trên địa bàn thành phố. Trung bình mỗi tuần có từ 500-600 ca mắc mới và hiện có 8 ca nặng đang được điều trị tại bệnh viện.

Thông thường tại Việt Nam, sốt xuất huyết thường xảy ra quanh năm nhưng lưu hành thành dịch mạnh nhất vào mùa mưa, nhất là vào các tháng 7, 8, 9 và 10.

Bị sốt xuất huyết cần biết thời gian nào bệnh có xu hướng trở nặng-1
Ảnh minh họa

Triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn thường dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh khác. Sốt xuất huyết ở người lớn là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus dengue gây ra, có thể tạo thành dịch. Bệnh do muỗi vằn Aedes aegypti và Aedes albopictus đốt người bệnh nhiễm virus, sau đó truyền cho người lành thông qua vết đốt.

Sau thời gian ủ bệnh, người bệnh sốt xuất huyết sẽ bắt đầu khởi phát các triệu chứng như sốt cao đột ngột trong 2-7 ngày, kèm theo một số triệu chứng khác như: Nhức đầu, buồn nôn, chán ăn, phát ban, da xung huyết,chảy máu cam, chảy máu chân răng… Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.

Sốt cao đi kèm các triệu chứng khó chịu khiến người bệnh sốt xuất huyết, dù ở thể nhẹ vẫn cảm thấy mất sức, mệt mỏi, không tập trung làm việc, học tập. Do đó, người bệnh cần có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn, thăm khám và điều trị để nhanh giảm nhẹ triệu chứng, phục hồi sức khỏe.

Với những trường hợp nặng, gây khó thở, xuất huyết dạ dày, xuất huyết dưới da. Cơ thể xuất hiện các nốt thâm tím, nôn ra máu, suy tạng. Lúc này, việc điều trị đã vô cùng khó khăn, tiên lượng sống của bệnh nhân thấp. 

Vì vậy, ngay khi có dấu hiệu sốt xuất huyết thể nhẹ, người lớn cần đi khám tại cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

3 sai lầm cần tránh khi bị sốt xuất huyết

Bị sốt xuất huyết cần biết thời gian nào bệnh có xu hướng trở nặng-2
Ảnh minh họa

Chủ quan, nghĩ hết sốt là hết bệnh

Người bệnh sốt xuất huyết thường hết sốt cao sau 3-4 ngày, cảm thấy dễ chịu hơn, sau đó không theo dõi sát tình trạng bệnh. Tuy nhiên, đây là thời gian bệnh có xu hướng trở nặng.

Lúc này, bệnh nhân bị thoát huyết tương, tăng thấm thành mạch, có thể có dấu hiệu cảnh báo khác như xuất huyết dưới da, chảy máu cam... Người bệnh vẫn cần được theo dõi sát và nghỉ ngơi. Hạn chế vận động mạnh, đi lại nhiều. Nếu có dấu hiệu như chảy máu chân răng, nôn ra máu, đau bụng, bồn chồn, vật vã, mọi người nên đến viện nhanh chóng.

Không vệ sinh mũi họng

Việc vệ sinh họng miệng khi bị ốm, sốt, đặc biệt sốt xuất huyết rất quan trọng. Nếu vệ sinh kém, vi khuẩn gây viêm lợi, nướu, thậm chí bội nhiễm trên nền sốt xuất huyết. Nhiều trường hợp đã nhập viện khi vừa mắc sốt xuất huyết, vừa bội nhiễm vi khuẩn do không vệ sinh họng miệng đúng cách.

Để bảo vệ họng miệng, mọi người nên đeo khẩu trang khi ở nơi có không khí ô nhiễm hoặc nơi đông người. Trước ăn hoặc sau khi đi vệ sinh, nên rửa tay sạch sẽ, ăn chín uống sôi. Bên cạnh đó, người dân nên súc miệng thường xuyên bằng các nước sát khuẩn thông thường hoặc nước muối.

Kiêng tắm rửa vệ sinh

Những người mắc sốt xuất huyết thường rất mệt mỏi nên có tâm lý không tắm để tránh bệnh nặng hơn. Tuy nhiên, khi bị sốt, sức đề kháng sẽ giảm, việc không vệ sinh đúng cách có thể dẫn tới bội nhiễm, nguy cơ sốc, suy đa phủ tạng.

Để an toàn, người bệnh sốt xuất huyết có thể tắm nhanh hoặc lau người ở phòng kín, tránh gió lùa. Mọi người nên tắm dưới vòi hoa sen trong thời gian ngắn, không nên ngâm mình trong bồn tắm quá lâu.

4 nhóm thực phẩm người bị sốt xuất huyết nên kiêng ăn

Bị sốt xuất huyết cần biết thời gian nào bệnh có xu hướng trở nặng-3
Ảnh minh họa

Tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ

Bệnh sốt xuất huyết vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc đặc hiệu để trị bệnh nên các thực phẩm có chứa nhiều chất béo và dầu mỡ nên hạn chế cho người bệnh ăn.

Tránh đồ ăn cay, nóng
Sức đề kháng của người bệnh sốt xuất huyết bị giảm và năng lượng bị hao hụt nên khi người bệnh ăn đồ cay, nóng như ớt, gừng, mù tạt ... thì sẽ làm nhiệt độ trong cơ thể tăng lên. Điều này không những khiến tình trạng bệnh năng hơn mà còn ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của người bệnh.

Không ăn thực phẩm có màu sẫm

Trong suốt giai đoạn bị bệnh, người bệnh nên kiêng ăn các loại thực phẩm có màu đỏ, nâu, đen vì người bệnh sốt xuất huyết ra dễ bị chảy máu. Việc này sẽ giúp bác sĩ không bị nhầm lẫn và chẩn đoán đúng bệnh nhân có bị chảy máu dạ dày khi bệnh nhân bị nôn mửa.

Không ăn đồ ngọt

Người bệnh sốt xuất huyết không nên uống các loại đồ uống ngọt như soda, không dùng mật ong và các loại đường tự nhiên khác để tránh bênh nhân lâu hồi phục do tiêu thụ đường sẽ khiến cho các tế bào máu trắng diệt khuẩn chậm chậm hơn.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên không nên uống rượu, caffe và ngừng hút thuốc khi đang bị bệnh.

Làm gì để ngăn ngừa sốt xuất huyết 

Sốt xuất huyết là căn bệnh xảy ra hàng năm theo mùa, nhưng nhiều người thường lơ là. Hiện tại, sốt xuất huyết chưa có vaccine phòng ngừa, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vẫn là nguy cơ tiềm ẩn. 

Biện pháp phòng tránh hiệu quả nhất là diệt muỗi và hạn chế môi trường sinh sống của muỗi. Phát hiện bệnh sớm, đến bệnh viện đúng lúc để giảm thiểu số ca tử vong.

Để hạn chế môi trường sinh sống của muỗi, những chỗ nước đọng trong nhà phải dọn dẹp sạch sẽ, bình chứa nước cần có nắp đậy, cần loại bỏ các phế thải như vỏ xe, bát vỡ có thể đọng nước...

Có thể phòng ngừa muỗi đốt bằng cách mặc áo tay dài, ngủ màn, giăng lưới ở cửa sổ. Đặc điểm của muỗi gây bệnh sốt xuất huyết là muỗi hoạt động vào ban ngày nên phụ huynh cần có thói quen mắc màn ngay cả khi ngủ trưa. 

Đặc biệt, muỗi gây bệnh sốt xuất huyết chích nhiều nhất lúc sáng sớm và chiều tối nên phụ huynh phải để ý thời điểm để bảo vệ trẻ, hạn chế cho trẻ đi đến những chỗ có khả năng bị muỗi chích.

Bạn đang xem: Bị sốt xuất huyết cần biết thời gian nào bệnh có xu hướng trở nặng

Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe

Chia sẻ bài viết