Bán loài hôi hám, dân buôn ngày bán cả chục cân, ai đặt muộn sẽ phải chờ
Loài vật này hôi hám, thường được người dân bắt tại ruộng và đem bán cho dân nhậu, giá bán lên đến hơn 200.000 đồng/kg.
Anh Lê Duy Trường (Đông Anh, Hà Nội) cho biết cứ vào khoảng tháng 9-10 hàng năm, cánh đồng gặt hết lúa là người dân quanh vùng anh sinh sống lại đi săn bắt chuột đồng về bán.
“Tôi chỉ là dân buôn nên cũng không rõ cách họ bắt như nào nhưng mà đều phải có mẹo hay kỹ thuật mới bắt được chuột đấy. Vì chuột đồng sống hoang dã nên chạy rất nhanh. Họ sẽ đem về làm sạch rồi bán, tôi sẽ mua về và bán lại cho người có nhu cầu”, anh chia sẻ.
Anh mới bán được hơn năm trở lại đây nên khách hàng chưa biết nhiều. Mỗi ngày, anh bán ra thị trường khoảng 8-10kg. Nhưng chuột đồng thường sẽ có vào buổi sáng nhiều, vì dân thường bắt từ tối hôm trước, làm sạch để hôm sau bán. Khách hàng đặt muộn thường sẽ không có, phải đợi ngày hôm sau.
Chuột đồng được săn bắt về làm sạch và bán cho khách.
Theo anh, chuột đồng làm cùng dễ, chế biến được nhiều món ăn ngon. Chuột bắt về thường được nhúng vào nồi nước sôi, sau đó làm sạch lông rồi đem thui. Khi thui vàng xong xuôi, người làm sẽ mổ bụng lấy ruột, rửa sạch và đem bán cho thương lái.
Hiện tại, anh đang mua lại của dân với mức giá hơn 100.000 đồng/kg. Anh bán lại cho khách hàng giá bán gần 200.000 đồng/kg loại làm sạch chưa thui, loại thui vàng sẽ có giá 220.000 đồng/kg. Mỗi cân chuột có khoảng 5-6 con.
Ở Hưng Yên, trên một số cánh đồng ở tỉnh cũng có cảnh người dân mang dụng cụ đi săn bắt chuột đồng vào khoảng cuối tháng 10 – khi cánh đồng đã gặt lúa xong.
Giá bán dao động từ gần 200.000 đồng/kg đến 220.000 đồng/kg, tùy loại.
Anh (Văn Giang, Hưng Yên) cho biết có 2 cách để bắt chuột đồng. Trong đó, cách bắt theo nhóm sẽ hiệu quả hơn.
Cách đầu tiên là anh sẽ sử dụng những chiếc bẫy để tại cửa hang chuột. Để từ trưa đến tối, anh sẽ thu bẫy về. Cách này đơn giản, không mất nhiều công sức.
Thông thường, ăn trưa xong, anh sẽ chuẩn bị những chiếc bẫy để đi đặt cửa hang chuột. Tầm chiều tối, anh sẽ đi thu bẫy về. Cách làm này khá nhàn nhưng chuột thu về không nhiều.
Còn cách thứ 2 đó là săn bắt chuột vào ban đêm. Nhóm khoảng 3-4 người sẽ ra đồng khoảng 21:30, người cầm đèn pin, người đuổi chuột, người đặt bẫy. Với cách này, có hôm nhóm anh bắt được cả tạ chuột, còn thường thường cũng phải được vài chục cân.
Loại chuột này có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, lạ miệng.
“Giá bán mỗi cân chuột đồng vào khoảng 150.000 đồng/kg. Giá chuột ít khi xuống thấp hay lên quá cao mà gần như năm nào cũng khoảng dao động 100.000 – 200.000 đồng/kg. Vì vậy, chúng tôi năm nào cũng lập nhóm đi bắt chuột để kiếm thêm thu nhập”, anh nói.
Tuy nhiên, quá trình săn chuột không hề đơn giản. Anh cho rằng với những người có kinh nghiệm, việc tìm đường đi của chuột và cách đặt bẫy, săn bắt chuột sẽ hiệu quả hơn. Còn người nào mới vào nghề sẽ rất khó tìm được hang chuột, việc săn bắt sẽ khó hơn nhiều và số lượng chuột bắt được cũng ít.
Theo tìm hiểu, chuột có thể chế biến thành nhiều món như luộc, hấp sả, nấu giả cầy, xào sả ớt, hấp lá chanh…
Theo các tài liệu y khoa, chuột là loại động vật có thể ăn được, thịt của chúng rất giàu chất dinh dưỡng. Thịt chuột đồng có vị ngọt, tính ấm, không độc nên trong đông y chuột đồng còn được coi là một bài thuốc quý.
Tuy nhiên, trong các tài liệu y học, thịt của loài gặm nhấm này luôn tiềm ẩn nhiều mầm bệnh. Đặc biệt, trước đây chuột từng là loài trung gian truyền vi rút dịch hạch rất nguy hiểm cho con người.
Bạn đang xem: Bán loài hôi hám, dân buôn ngày bán cả chục cân, ai đặt muộn sẽ phải chờ
Chuyên mục: Kinh nghiệm mua sắm
Các bài liên quan
- Cặp nai có bộ nhung 'khủng' được bán hơn 700 triệu đồng
- Loại cá đặc sản vùng cao có giá đắt đỏ: 500 nghìn/kg vẫn được khách săn lùng
- Con bé tí được ví là “lộc trời”, đến mùa dân mang rổ ra vớt, bán 600.000đ/rổ, đổ tất vào lọ thành món đặc sản
- Đặc sản mùa hè dưới lòng đất được nhiều người săn lùng chế biến làm nhiều món độc lạ
- Thứ rau dại mọc nhiều sau mưa thành đặc sản được nhiều gia đình lùng mua dù đắt hơn rau thông thường
- Độc lạ quả mọc nhiều ở cây làm hàng rào giờ lại thành đặc sản bán với giá đắt đỏ