Bác sĩ khuyến cáo cách phòng ngừa đột quỵ trong mùa đông lạnh
Người dân cần lưu ý lựa chọn cơ sở y tế có điều trị đột quỵ gần nhất khi phát hiện các dấu hiệu điển hình của đột quỵ như: Đột ngột méo miệng, nói khó, yếu liệt tay chân hoặc mất ngôn ngữ…
Những ngày cuối năm, số ca bệnh về đột quỵ liên tục gia tăng. Phần lớn rơi vào các đối tượng người cao tuổi có các bệnh nền mạn tính.
Được biết, chỉ trong 2 ngày, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á cho biết đã tiếp nhận cấp cứu 3 ca đột quỵ não nguy kịch. Bên cạnh đó, mỗi ngày Bệnh viện cũng tiếp nhận số lượng lớn người dân đến khám các vấn đề liên quan đến bệnh lý thần kinh, tim mạch, hô hấp…
Qua các trường hợp đột quỵ kể trên, BS.CKII. Diệp Trọng Khải - Trưởng khoa Nội Thần Kinh khuyến cáo người dân các lưu ý để nâng cao hiệu quả điều trị cũng như phòng ngừa nguy cơ đột quỵ như sau:
Ảnh minh họa
- Người dân cần lưu ý lựa chọn cơ sở y tế có điều trị đột quỵ gần nhất khi phát hiện các dấu hiệu điển hình của đột quỵ như đột ngột méo miệng, nói khó, yếu liệt tay chân hoặc mất ngôn ngữ…. nhằm tận dụng tối đa "thời gian vàng" để hưởng được các lợi ích của thuốc tiêu sợi huyết trong 4,5 giờ sau khi có triệu chứng.
- Những người có bệnh lý nền mạn tính như tăng huyết áp, mỡ máu cao... nên thăm khám định kỳ, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc và tự ý điều trị tại nhà; hạn chế rượu bia, không nên hút thuốc lá; tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên; duy trì cân nặng phù hợp; chế độ dinh dưỡng hợp lý; tránh căng thẳng quá mức và giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh.
Dấu hiệu cảnh báo người bị đột quỵ do trời lạnh
Các dấu hiệu đột quỵ mùa lạnh cũng tương tự như các dấu hiệu đột quỵ thông thường. Bạn có thể dựa theo nguyên tắc F.A.S.T đột quỵ để có thể nhận biết dấu hiệu đột quỵ, bao gồm:
- F (Face – Khuôn mặt): Người bệnh có dấu hiệu chảy xệ một bên gương mặt, mí mắt sụp xuống. Có thể yêu cầu người bệnh cười để quan sát 2 bên mặt mất cân đối, méo lệch qua 1 bên.
- A (Arms – Cánh tay): Dấu hiệu đột quỵ phổ biến chính là yếu, tê liệt một bên tay hoặc một bên cơ thể. Người bị đột quỵ không thể cùng lúc nâng hai tay lên qua cao khỏi đầu, nâng thẳng tay. Một số trường hợp người bệnh có thể nâng hai tay nhưng sau đó một tay rơi xuống ngay lập tức.
S (Speech – Lời nói): Người bệnh nói lắp, nói khó hiểu, khó nói hết một câu hoàn chỉnh,… là những dấu hiệu đột quỵ mùa lạnh bạn nên chú ý.
T (Time – Thời gian): Khi thấy một người có một hoặc nhiều dấu hiệu giống với mô tả về dấu hiệu FAST đột quỵ, cần hành động ngay lập tức để giúp người bệnh được cấp cứu kịp thời, hạn chế biến chứng do đột quỵ.
Bạn đang xem: Bác sĩ khuyến cáo cách phòng ngừa đột quỵ trong mùa đông lạnh
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Vì sao mùa lạnh dễ xảy ra đột quỵ?
- Uống nước lá tía tô có giúp giảm viêm mũi?
- 4 sai lầm khi dùng nước canh
- 5 thực phẩm rẻ tiền giúp giáo sư 87 tuổi phòng ngừa đột quỵ vào mùa đông
- Lan truyền chữa đột quỵ bằng máy sấy tóc, bác sĩ cảnh báo nguy hiểm
- Mùa lạnh, tắm như thế nào để tránh nguy cơ bị đột quỵ?