Apple là con cưng của tội phạm lừa đảo
Apple và Amazon chiếm đến 75% cuộc tấn công lừa đảo, trở thành mục tiêu hấp dẫn mà kẻ xấu lợi dụng cho các hành vi của chúng.
Điện thoại Android bị mang tiếng xấu về các vấn đề bảo mật, chủ yếu do nền tảng Google là một hệ điều hành nguồn mở. Điều đó không có nghĩa là các sản phẩm của Apple không dễ bị tấn công. Những hacker không thể đột nhập vào thiết bị của Apple đã tìm ra một cách khác để lừa đảo mọi người.
Các sản phẩm Apple luôn là thứ mà nhiều người muốn được tặng.
Kẻ lừa đảo đang lợi dụng tâm lý mọi người đều thích quà tặng. Các sản phẩm Apple là một món quà đặc biệt tuyệt vời vì chúng có xu hướng đắt hơn các sản phẩm của đối thủ cũng như có rất ít các đợt giảm giá hấp dẫn. Những kẻ lừa đảo - thường giả dạng các thực thể nổi tiếng để lừa mọi người tiết lộ thông tin đăng nhập và chi tiết ngân hàng của họ, hoặc hướng họ đến phần mềm độc hại - đang lợi dụng thực tế là nhiều người có điểm yếu đối với smartphone và tablet của Apple.
Atlas VPN đã tiến hành nghiên cứu bằng cách sử dụng dữ liệu do Kaspersky cung cấp và phát hiện ra rằng các vụ lừa đảo qua cửa hàng điện tử chiếm 42% các vụ lừa đảo tài chính vào năm 2022. Để phục vụ lừa đảo, chúng phải tạo các trang web và email lừa đảo để làm cho chúng trông xác thực và hợp pháp. Quan trọng hơn, bộ công cụ lừa đảo cũng được tạo sẵn để dễ dàng sử dụng, khiến những kẻ xấu rất dễ thực hiện hành vi lừa đảo.
Các công ty tốt nhất để bắt chước là những công ty có lượng khách hàng lớn.Apple nằm trong số 10 công ty hàng đầu trên thế giới, vì vậy có thể hiểu được rằng khoảng 60% các nỗ lực lừa đảo được thực hiện vào năm ngoái đã sử dụng tên của Apple.
Những kẻ lừa đảo đã cố đánh lừa mọi người bằng cách cho họ cơ hội giành được các mẫu iPhone hoặc iMac mới nhất để đổi lấy một thứ đơn giản như đoán đúng đội vô địch của một giải đấu như FIFA World Cup.
Hãy cẩn thận với các món quà tặng hay điện thoại iPhone giá rẻ.
Amazon là một cái tên yêu thích khác của tội phạm mạng, với ước tính 15% trong số những kẻ lừa đảo có liên kết với gã khổng lồ thương mại điện tử.Kết hợp cả Apple và Amazon, họ chiếm đến 75% cuộc tấn công lừa đảo. 6% trường hợp liên quan đến công ty thương mại điện tử Mercari, thị trường trực tuyến MercadoLibre và eBay.
Sau cửa hàng điện tử, mục tiêu phổ biến tiếp theo của các vụ lừa đảo tài chính là các hệ thống thanh toán, được 10% tội phạm lừa đảo sử dụng.Một con số khổng lồ 84,23% các URL lừa đảo cho các hệ thống thanh toán trực tuyến nhắm mục tiêu PayPal.
Tốt nhất là đừng quá vui mừng khi nghe về một món quà. Mọi người hãy luôn nghiên cứu kỹ lưỡng và hết sức cẩn thận khi giao dịch với bất kỳ ai tuyên bố thuộc về Apple, Amazon, PayPal hoặc bất kỳ công ty nổi tiếng nào khác.
Bạn đang xem: Apple là con cưng của tội phạm lừa đảo
Chuyên mục: Phụ kiện