Ăn nhiều thực phẩm tính kiềm thúc đẩy hiệu quả giảm cân

Tiêu thụ thực phẩm có tính kiềm giúp ổn định độ pH trong cơ thể, ngăn ngừa bệnh tật, ức chế quá trình viêm mãn tính đồng thời kiểm soát cân nặng hiệu quả hơn.

Sự kiện: Giảm cân
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc
  • 0.5
  • 0.75
  • Chuẩn
  • 1.25
  • 1.5
Nữ miền Bắc
Giọng đọc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Bắc

Nồng độ axit và kiềm (pH) trong máu ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của mọi tế bào trong cơ thể. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra độ kiềm trong máu đạt (pH = 7,35) là mức lý tưởng, giúp các quá trình sinh hóa tế bào hoạt động ổn định nhất. Khi độ pH của cơ thể quá thấp, dễ sản sinh nhiều bệnh, gây tăng cân, lão hóa sớm, mệt mỏi hoặc gặp các vấn đề thần kinh, dị ứng.

Thịt đỏ, thực phẩm chiên rán, tinh bột tinh chế... thường có tính axit cao.

Thịt đỏ, thực phẩm chiên rán, tinh bột tinh chế... thường có tính axit cao.

Vì vậy, nước kiềm, thực phẩm có tính kiềm được nhiều người sử dụng nhờ đặc tính trung hòa axit trong cơ thể, duy trì tế bào khỏe mạnh, hạn chế nguy cơ bệnh tật. Theo Sundaymore, chế độ ăn nhiều thực phẩm tính kiềm giúp cải thiện tiêu hóa, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, thúc đẩy nhu động ruột, nhờ đó tăng hiệu quả kiểm soát cân nặng, hạn chế tích tụ mỡ thừa.

Thực phẩm tính kiềm thường có lượng calo không quá cao lại nhiều chất xơ, nhờ đó tăng cảm giác no, giảm thèm ăn. Bên cạnh đó, nhóm thực phẩm này cũng chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, giúp giảm các gốc tự do trong cơ thể, ức chế tình trạng viêm, bảo vệ hệ miễn dịch, kìm hãm tốc độ lão hóa cơ thể.

Bạn có thể thêm thực phẩm có tính kiềm vào thực đơn hàng ngày như sau:

Thực phẩm tính kiềm thường có lượng chất xơ cao, giàu giá trị dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe và mục tiêu giữ gìn vóc dáng.

Thực phẩm tính kiềm thường có lượng chất xơ cao, giàu giá trị dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe và mục tiêu giữ gìn vóc dáng.

Rau: phần lớn rau xanh đều có tính kiềm như rau cải xoăn, cải bó xôi, cần tây, dưa chuột, súp lơ...

Trái cây: chanh, bưởi, quả bơ, táo, chuối, đu đủ...

Các loại hạt: hạnh nhân, hạt bí, hướng dương, hạt dẻ...

Hạt họ đậu: đậu nành, đậu edamame, đậu lăng.

Các loại thảo mộc, gia vị: gừng, tỏi.

Bên cạnh tiêu thụ thực phẩm tính kiềm, bạn cũng nên hạn chế đồ ăn có tính axit như thịt, đồ chiên, nướng, nước ngọt, nước có gas...

Một số loại quả có múi như chanh, bưởi... vị chua nhưng lại mang tính kiềm. Vì vậy, uống nước chanh ấm mỗi sáng có thể cân bằng pH cho cơ thể, đem lại nhiều lợi ích sức khỏe.

Một số loại quả có múi như chanh, bưởi... vị chua nhưng lại mang tính kiềm. Vì vậy, uống nước chanh ấm mỗi sáng có thể cân bằng pH cho cơ thể, đem lại nhiều lợi ích sức khỏe.

(Theo Sundaymore)

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Duk Sun ([Tên nguồn])

Bạn đang xem: Ăn nhiều thực phẩm tính kiềm thúc đẩy hiệu quả giảm cân

Chuyên mục: Thời trang

Chia sẻ bài viết