Ăn gừng theo 3 kiểu này khiến tế bào ung thư rất sợ nhưng hệ miễn dịch rất 'vui'
Gừng tốt cho sức khỏe, chống ung thư là điều được chứng minh từ lâu nhưng ăn thế nào để tận dụng tối đa điều này thì không phải ai cũng biết.
Không chỉ là loại gia vị quen thuộc, gừng còn là vị thuốc quý cho sức khỏe được dùng từ xa xưa. Theo Tiến sĩ Shinna Ishihara (Nhật Bản), chìa khóa cho lợi ích sức khỏe của gừng nằm ở các chất chống oxy hóa, kháng viêm. Nổi bật nhất là gingerol và shogaol. Ngoài ra còn có zingerones, zerumbones, oleoresin hăng, terpenoid và flavonoid cùng các vitamin, khoáng chất khác.
Nhờ mà loại củ quen thuộc này có tác dụng chống cảm lạnh, giảm đau, khử trùng, tốt cho tim mạch, thúc đẩy tiết mật và tiêu hóa… đặc biệt là giúp tăng cường khả năng miễn dịch và chống ung thư.
Gừng có thể ngăn ngừa và ức chế nhiều bệnh ung thư
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chiết xuất gừng có thể ức chế nhiều loại bệnh ung thư. Bao gồm ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư trực tràng, ung thư gan, ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tụy, ung thư da…
Tiến sĩ Shinna giải thích, đó là do gừng có khả năng làm giảm căng thẳng oxy hóa một cách hiệu quả, từ đó hạn chế nguy cơ tích tụ gốc tự do hình thành ung thư. Đồng thời còn có thể kích hoạt các gen thúc đẩy apoptosis, khiến các tế bào ung thư trải qua quá trình apoptosis (quá trình chết tế bào theo chương trình).
Gừng không chỉ là gia vị quen thuộc mà còn mang lại nhiều lợi
ích sức khỏe (Ảnh minh họa)
Các chất có trong gừng cũng có thể điều chỉnh giảm các gen và protein liên quan đến ung thư, tăng cường miễn dịch và kháng viêm để phòng và giảm sự tiến triển khối u. Gừng cũng có thể nhắm thẳng mục tiêu vào các tế bào ung thư. Một nghiên cứu từ Đại học King Abdulaziz ở Ả Rập Saudi cho thấy chiết xuất gừng có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư vú trong khi bảo tồn các tế bào bình thường.
Một nghiên cứu của Đại học Minnesota (Mỹ) cũng khẳng định khả năng ngăn ngừa, giảm kích thước khối u ác tính của gừng. Nghiên cứu khác được công bố tại Hội nghị thường niên lần thứ 97 của Hiệp hội nghiên cứu ung thư Hoa Kỳ cho thấy gingerol có thể khiến các tế bào ung thư buồng trứng tự chết dần. Một nghiên cứu từ Đại học bang Georgia (Mỹ) cho thấy chiết xuất gừng giúp thu nhỏ khối u ung thư tuyến tiền liệt ở chuột thí nghiệm hơn 55%.
3 cách ăn gừng chống ung thư, tăng cường miễn dịch tốt nhất
Có rất nhiều cách để chúng ta nhận được dinh dưỡng, lợi ích sức khỏe của gừng từ ẩm thực tới dược phẩm. Trong số đó, Tiến sĩ Shinna đề xuất 3 cách ăn gừng giúp tận dụng tối đa hiệu quả chống ung thư, tăng cường miễn dịch:
Ăn gừng tươi vào buổi sáng khi bụng đói
Y học cổ truyền cho rằng buổi sáng thức dậy trong dạ dày còn rỗng và tích tụ nhiều âm khí. Ăn gừng sẽ giúp xua tan khí âm trong dạ dày, khích lệ dương khí bốc lên, làm ấm cơ thể. Lúc này miễn dịch cũng đang ở trạng thái gần như nguyên thủy sau một đêm ngủ dài, nên việc hấp thụ các chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa sẽ nhanh và hiệu quả hơn. Đặc biệt, nếu bạn ăn gừng tươi khi bụng rỗng sẽ càng tốt vì không có bất kỳ thực phẩm nào cản trở quá trình hấp thụ gừng của cơ thể.
Tuy nhiên, nên lưu ý chỉ ăn 1 - 3 lát gừng tươi vào thời điểm này. Nên làm sạch kỹ, thái lát mỏng và chọn gừng còn tươi, nhiều nước, ăn cả phần vỏ thì càng tốt. Nếu cảm thấy khó nuốt, bạn có thể ngậm một lát gừng trong miệng khoảng 10 phút sau đó uống vài ngụm nước lọc.
Ăn gừng cả vỏ sau khi nấu chín vừa phải
Phần vỏ gừng được cho là có nhiều chất chống oxy hóa tốt, kháng khuẩn nên ăn cả vỏ sẽ tận dụng được tối đa lợi ích sức khỏe. Y học cổ truyền thì cho rằng kết hợp vỏ và ruột gừng cùng lúc giúp điều hòa âm dương, ít tác dụng phụ.
Tiến sĩ Shinna cho biết, hợp chất chống ung thư chủ yếu trong gừng là gingerol. Chất này không bền với nhiệt nên khi ở nhiệt độ cao, được chuyển hóa thành shogaol. Cả gingerol và shogaol đều có khả năng kháng khuẩn, chống ung thư, chống oxy hóa, chống viêm và chống dị ứng.
Cũng vì vậy, cách ăn gừng tốt nhất để phòng chống ung thư là nấu chín chúng, nhưng không nấu quá lâu hoặc ở nhiệt độ quá cao. Nên ưu tiên chọn gừng sạch có nguồn gốc đảm bảo để ăn cả phần vỏ bên ngoài của gừng, chọn gừng già và nhai nhiều lần khi ăn để tăng hiệu quả.
Trà gừng kết hợp với nghệ
Nhiều chuyên gia cho rằng trà gừng là một trong những cách giúp hấp thụ dinh dưỡng, chất chống oxy hóa tốt nhất. Hiệu quả chống oxy hóa, kháng viêm, ngừa ung thư của trà gừng sẽ càng tăng cao nếu kết hợp với nghệ.
Kết hợp gừng với nghệ khi pha trà giúp chống ung thư, tăng
cường miễn dịch tốt hơn (Ảnh minh họa)
Bởi cả nghệ và gừng tươi đều chứa chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng tự nhiên. Nếu như gừng nổi bật với chất chống oxy hóa gingerol thì nghệ chứa “chất vàng” miễn dịch, kháng ung thư curcumin. Kết hợp gừng và nghệ hứa hẹn một hỗn hợp có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa tốt hơn nhờ bổ trợ cho nhau. Các nghiên cứu cho thấy bộ đôi này có thể phối hợp với nhau để chống lại chứng viêm hiệu quả hơn so với khi sử dụng một mình. Đồng thời nó cũng tạo nên hương vị hấp dẫn hơn.
Bạn có thể dùng nghệ tươi hoặc bột nghệ khi pha trà gừng đều được. Có thể thêm một chút mật ong và lưu ý không uống trà gừng nghệ ở nhiệt độ quá 60 độ C vì dễ gây bỏng, ung thư. Thời điểm uống trà gừng nghệ tốt nhất là buổi sáng, không nên uống buổi tối.
Ngoài ra, cũng không nên lạm dụng gừng dễ gây nóng trong, khó chịu tiêu hóa. Người đau dạ dày, đang sốt cao, rối loạn đông máu, cao huyết áp, bệnh gan nặng không nên ăn. Phụ nữ mang thai và cho con bú cũng nên hạn chế hoặc hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng.
Bạn đang xem: Ăn gừng theo 3 kiểu này khiến tế bào ung thư rất sợ nhưng hệ miễn dịch rất 'vui'
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Tiết lộ bữa ăn tốt nhất cho người vừa 'thoát hiểm' ung thư
- Mô hình AI tìm ra dấu hiệu ung thư cực nhanh
- Phát hiện đường dây truyền dịch cho người bệnh trong… quán cà phê
- Những triệu chứng báo hiệu sự tồn tại của tế bào ung thư
- Nên ăn ruột non hay ruột già?
- Tai nạn sinh hoạt khiến nam thanh niên phải đi cấp cứu với ngón tay biến dạng