Adapter là gì? Adapter dùng để làm gì?
Adapter là một thiết bị điện chúng ta thường thấy trong cuộc sống nhưng adapter là gì, dùng để làm gì thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết này, hãy cùng META tìm hiểu kỹ hơn về những chiếc adapter và công dụng của chúng nhé!
Adapter là một thiết bị điện chúng ta thường thấy trong cuộc sống nhưng adapter là gì, dùng để làm gì thì không phải ai cũng biết.
Adapter là gì? Adapter dùng để làm gì?
Adapter là gì?
Adapter là một thiết bị điện thường gặp trong cuộc sống nhưng không phải ai cũng hiểu rõ bản chất của adapter là gì, chức năng của nó ra sao. Adapter còn có tên gọi khác là bộ đổi nguồn, đây có lẽ là cách gọi dễ hình dung hơn về sản phẩm này. Adapter là thiết bị chuyển đổi điện áp giữa các thiết bị điện tử sử dụng nguồn điện khác 220V xuống một điện áp thấp hơn để đảm bảo an toàn khi sử dụng, không gây chập, cháy làm hư hỏng các thiết bị đó.
Adapter dùng để làm gì?
Cấu tạo adapter khá đơn giản, nhưng lại đảm nhiệm những vai trò đặc biệt quan trọng với các chức năng cơ bản như sau:
- Đảm bảo truyền tải nguồn điện phù hợp để thiết bị có thể hoạt động ổn định nhất.
- Ngoài việc cung cấp nguồn điện thì adapter còn có thể sử dụng để sạc pin cho các thiết bị điện tử, điển hình là pin laptop, máy tính...
Tùy vào từng thiết bị khác nhau mà adapter sẽ cho ra những công suất khác nhau, phù hợp với thiết bị đó. Ví dụ như với laptop 14 inch thì sẽ tiêu thụ một nguồn điện lớn hơn là 5A, 7A hay 12A, với các thiết bị điện tử nhỏ hơn như smartphone, camera quan sát... thì các adapter chỉ cần có công suất 1,5A, 3,5A là đủ.
Những lưu ý khi sử dụng adapter
Adapter có cấu tạo đơn giản nhưng được đánh giá là có độ bền và tuổi thọ khá cao, tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, chúng ta vẫn cần lưu ý thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn, bảo quản tốt nhất để thiết bị luôn hoạt động ổn định, lâu dài. Sau đây là một số lưu ý khi sử dụng adapter mà người dùng nên chú ý:
- Trước khi sử dụng, nên cắm adapter vào nguồn điện trước rồi sau đó mới được cắm đầu kết nối vào các thiết bị điện tử như laptop, smartphone. Thực hiện theo đúng trình tự như thế sẽ giúp thiết bị của bạn có thể tránh được những hiện tượng sốc điện khi nguồn điện tiếp xúc không được ổn định.
- Khi không sử dụng, bạn cần tắt thiết bị điện, tháo đầu kết nối của adapter với thiết bị rồi mới tháo kết nối của adapter với nguồn. Tuyệt đối không nên cắm adapter vào máy khi không sử dụng.
- Đối với các loại dây nguồn và dây sạc của adapter, khi sử dụng, bạn nên thật nhẹ nhàng và tuyệt đối không gập dây khi cuộn nhằm tránh trường hợp dây bị đứt ngầm bên trong.
- Trong quá trình sử dụng, adapter có thể tỏa nhiệt, vì vậy bạn nên để nó ở nơi thoáng mát, tuyệt đối không được để ở gần những vật dụng phát nhiệt mạnh hoặc bị che phủ bởi các vật dụng khác. Bởi vì như vậy sẽ làm cho adapter nhanh bị nóng và không bền.
- Tránh để adapter rơi xuống đất hoặc va đập mạnh với bề mặt cứng.
- Không để adapter tiếp xúc với các loại chất lỏng, tránh gây ra những hiện tượng cháy nổ, chập điện.
- Luôn sử dụng bộ đổi nguồn đi kèm các thiết bị điện tử của mình, không nên sử dụng những bộ adapter trôi nổi, không biết rõ nguồn gốc, xuất xứ và không rõ điện áp cũng như không rõ dòng điện ra. Sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc có thể dẫn đến việc máy chạy bị chập chờn, pin nhanh hỏng và thậm chí có thể làm hỏng bảng mạch điện của máy khiến thiết bị của bạn không hoạt động được.
- Không nên để adapter ở trên mặt đất hay chỗ đi lại vì dễ gây nguy hiểm cho mọi người cũng như dễ xảy ra sự cố điện.
- Nếu thấy adapter nóng lên một cách không bình thường hay quá nóng thì bạn cần rút ngay nguồn điện ra và tắt máy đi. Sau đó, hãy lấy một chiếc đồng hồ để kiểm tra lại điện áp của thiết bị, nếu thấy điện áp ra đủ thì mới nên sử dụng lại, còn nếu không đủ điện áp ra thì phải bỏ nó đi và mua một adapter khác thay thế.
Trên đây là những thông tin cơ bản mà chúng tôi muốn giới thiệu để bạn hiểu thêm về các sản phẩm adapter. Hy vọng rằng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ adapter là gì, có tác dụng gì và khi sử dụng cần lưu ý những gì.
Bạn đang xem: Adapter là gì? Adapter dùng để làm gì?
Chuyên mục: Điện lạnh
Các bài liên quan
- [Báo giá] Máy phát điện giá bao nhiêu? Nên mua loại nào tốt, giá rẻ?
- Top máy phát điện gia đình tốt, giá rẻ bán chạy nhất hiện nay
- Review máy phát điện chạy xăng Bgas BGA950B (BGA950C) 0,8KVA
- Những tác dụng không ngờ của màng lọc HEPA H13 đối với máy lọc không khí
- So sánh máy sấy thông hơi Electrolux dòng EDS và EDV có gì khác nhau?
- Review máy lọc không khí cảm biến Nagakawa NAG3502M