8 thực phẩm đại kỵ với mật ong bạn nên biết
Mật ong là thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ, nhưng mật ong kỵ gì thì không phải ai cũng biết.
Báo Vietnamnet dẫn lời lương y Bùi Đắc Sáng - Hội Đông y Hà Nội cho biết, mật ong là hỗn hợp của các loại đường và một số thành phần khác. Về thành phần carbohydrate, mật ong chủ yếu là fructose (khoảng 38,5%) và glucose (khoảng 31%). Các carbohydrate khác trong mật ong gồm maltose và carbohydrate hỗn hợp. Mật ong cũng chứa lượng rất nhỏ các hợp chất chức năng như chất chống oxy hóa, gồm chrysin, pinobanksin, vitamin C, catalase và pinocembrin. Thành phần cụ thể của mật phụ thuộc vào hoa mà ong hút mật.
Mặc dù mật ong tốt cho sức khỏe và là thực phẩm đa năng, nhưng không nên trộn mật ong với một số loại thực phẩm nhất định để đảm bảo sức khỏe tổng thể.
Dưới đây là một số loại thực phẩm nên tránh trộn với mật ong:
Mật ong và hành tây
Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn nguồn trang TOI, HS cho biết, theo Ayurveda (hệ thống y học Hindu truyền thống có nguồn gốc từ Ấn Độ), không nên kết hợp mật ong với hành tây. Các axit hữu cơ và enzyme trong mật ong tương tác với các axit amin chứa lưu huỳnh trong hành tây, tạo ra phản ứng hóa học và sản sinh ra các chất có hại. Các chất này có thể gây ngộ độc hoặc kích thích dạ dày, dẫn đến tiêu chảy.
Mật ong với dưa chuột
Theo Ayurveda, tiêu thụ thực phẩm có tính chất đối lập là điều tối kỵ. Dưa chuột được biết đến với tính chất làm mát, trong khi mật ong tác dụng giữ ấm. Khi hai thực phẩm này kết hợp với nhau, có thể dẫn đến mất cân bằng và gây ra rối loạn tiêu hóa.
Mật ong với bơ ghee
Theo Ayurveda, ghee và mật ong có những đặc tính trái ngược nhau. Ghee được biết đến với đặc tính làm mát, trong khi mật ong được biết đến với đặc tính làm nóng. Khi kết hợp với nhau sẽ tạo ra "ama" (độc tố), có thể làm rối loạn tiêu hóa và dẫn đến các vấn đề sức khỏe theo thời gian.
Hẹ
Báo Vietnamnet dẫn lời Lương y Bùi Đắc Sáng cho biết, không nên ăn mật ong với hẹ, bởi mật ong tác dụng nhuận tràng, nếu ăn cùng hẹ giàu chất xơ dễ gây tiêu chảy. Hẹ giàu vitamin C, nhưng nếu gặp các khoáng chất đồng, sắt... trong mật ong có thể gây ra phản ứng oxy hóa, mất đi tác dụng vốn có.
Mật ong và hẹ là hai thực phẩm kỵ nhau
Cá chép
Kết hợp cá chép với mật ong rất kỵ, nếu ăn kèm có thể ngộ độc ngay. Trong trường hợp này, có thể dùng đậu đen, cam thảo để giải độc.
Đậu phụ
Cả đậu phụ và mật ong đều rất tốt cho sức khỏe nhưng không thể kết hợp chung. Các khoáng chất, protein thực vật, axit hữu cơ trong đậu phụ nếu kết hợp với enzym trong mật ong sẽ xảy ra phản ứng sinh hóa, không tốt cho cơ thể.
Sắn dây
Sắn dây là loại bột uống mát cho cơ thể nhưng không nên kết hợp mật ong với bột sắn dây, có thể gây hôn mê.
Lưu ý,khi bảo quản mật ong bạn nên sử dụng trong các dụng cụ bằng thủy tinh, sứ. Mật ong có tính axít yếu, nên khi tiếp xúc với bình đựng bằng kim loại sẽ xảy ra phản ứng hóa học, tách sắt, nhôm, kẽm.
Bạn đang xem: 8 thực phẩm đại kỵ với mật ong bạn nên biết
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- 4 thời điểm “vàng” uống mật ong sẽ cực tốt cho sức khỏe không phải ai cũng biết
- Loại quả “đến từ thiên đường” cực tốt cho sức khỏe, Việt Nam ở đâu cũng có
- Uống café hàng ngày có thể giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ
- Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn uống nước chè xanh mỗi ngày?
- Công dụng bất ngờ của nước mía với sức khỏe không phải ai cũng biết
- 5 loại trái cây người bệnh tiểu đường không nên ăn