7 vật dụng trong nhà tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư bạn không ngờ đến
Có một số vật dụng nhà bếp đã được xác định là có khả năng gây ung thư nếu bạn sử dụng hoặc tiêu thụ quá mức.
Dụng cụ nấu chống dính
Dụng cụ nấu chống dính được phủ một lớp hóa chất tên là axit perfluorooctanoic (PFOA), có thể phân hủy khi tiếp xúc với nhiệt và thải ra khói độc. PFOA liên quan đến ung thư và các vấn đề sức khỏe khác.
Đũa mốc
Bản chất những chất liệu tạo nên đũa không phải là môi trường lý tưởng để dễ dàng sản sinh ra vi khuẩn, nấm mốc. Tuy nhiên, nếu không rửa sạch sẽ sau khi ăn, thức ăn có hàm lượng tinh bột cao như: gạo, ngô, đậu… trong thời gian dài sẽ trở thành điều kiện để vi khuẩn có hại sinh sôi, nảy nở.
Được biết, nấm mốc có chứa nhiều aflatoxin - chất được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo là nguyên nhân gây ung thư hàng đầu cho cơ thể con người.
Thớt mốc
Thớt sau khi dùng để chế biến thực phẩm có thể bám những mảnh vụn của thức ăn. Lâu ngày những thứ này sẽ biến đổi thành các loại vi khuẩn nguy hiểm. Cũng như đũa mốc, thớt bẩn cũng hình thành nên nấm mốc mang chất aflatoxin. Aflatoxin tạo ra các ảnh hưởng về mặt hóa sinh lên tế bào, dẫn đến hiện tượng quái thai, ung thư...
Theo các chuyên gia, nếu hấp thu 2,5 mg aflatoxin trong 89 ngày liên tiếp, chỉ một năm sau đó cơ thể con người sẽ xuất hiện các triệu chứng của bệnh ung thư gan.
Điều đáng chú ý là việc chùi rửa bình thường cũng không thể loại bỏ sạch aflatoxin. Bởi lẽ, aflatoxin chịu được nhiệt độ rất cao, lên đến hơn 280 độ C. Vì vậy, biện pháp trụng nước sôi đồ vật hoàn toàn vô dụng. Cách tốt nhất là nên đem thớt mốc phơi nắng trong nhiều giờ sau khi làm vệ sinh sạch sẽ để tránh rước bệnh vào người.
Thịt cháy hoặc quá chín
Theo Viện Ung thư Quốc gia, thịt nấu ở nhiệt độ cao hoặc thịt bị cháy có thể tạo ra các hóa chất gọi là amin dị vòng (HCAs) và hydrocarbon thơm đa vòng (PAH), có liên quan đến ung thư.
Hộp nhựa
Nhựa chứa hóa chất như bisphenol A (BPA), polyvinyl clorua (PVC) và phthalates có thể ngấm vào thức ăn. Nhựa với BPA có liên quan đến ung thư, sức khỏe não bộ và tim mạch.
Khi bạn cho hộp nhựa đựng thức ăn vào lò vi sóng, nhiệt độ cao làm tăng việc phát tán các hóa chất và rất dễ dính vào thức ăn có tính axit, béo hoặc thức ăn mặn.
Rèm cửa và thảm
Đây được coi là vật gián tiếp gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Cụ thể, cadmium là thành phần gây ung thư trong khói thuốc lá.
Nếu ai đó hút thuốc trong nhà, cadmium và các thành phần khác của khói thuốc có thể lưu lại trên các bề mặt mềm như rèm cửa, thảm. Chúng vẫn có thể tồn tại mặc dù mùi khói thuốc đã hoàn toàn biến mất, nguy cơ tiềm ẩn gây ung thư.
Các loại hạt để quá lâu
Theo các nhà khoa học, cũng giống như các loại thực phẩm khác, nhóm lương thực dạng hạt cũng được cấu thành từ các phân tử như chất béo, carbohydrate và protein.
Theo thời gian, những chất dinh dưỡng đa lượng này khi trộn lẫn với nhau, đồng thời, tiếp xúc với môi trường xung quanh sẽ khiến thay đổi hương vị, màu sắc và kết cấu, thậm chí là bị hỏng. Từ đó, dẫn đến tình trạng ngộ độc thức ăn, nghiêm trọng hơn là hình thành mầm mống ung thư trong cơ thể sau khi sử dụng.
Bạn đang xem: 7 vật dụng trong nhà tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư bạn không ngờ đến
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Thuốc nhuộm tóc có gây ung thư không? Nghiên cứu 35 năm khiến nhiều người sững sờ
- 5 nhóm thực phẩm dễ gây bệnh ung thư
- 3 dấu hiệu ở lưỡi cảnh báo ung thư
- Các bác sĩ ung thư nói về 6 loại thực phẩm nên hạn chế: Toàn món thường thấy, nhiều người ‘khoái’ ăn
- Chị gái song sinh mắc ung thư, người em trải qua điều kỳ lạ dù không mắc bệnh
- 3 bố con cùng mắc ung thư đại trực tràng: Bác sĩ giải thích và mách cách phòng bệnh