5 sai lầm cần tránh khi rửa bát

Rửa bát là công việc diễn ra hàng ngày, tưởng chừng công việc này đơn giản, dễ dàng nhưng lại không hề như bạn nghĩ. Bởi nếu rửa bát không đúng cách, có thể dẫn đến tình trạng bát không sạch và gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của cả gia đình. 

Chuyện rửa bát là việc thường ngày của mỗi gia đình, tưởng chừng như nó là việc rất đơn giản thế nhưng không phải ai cũng biết cách làm sao cho đúng. Đặc biệt có những thói quen của người rửa bát khiến cho bát đĩa không sạch và lại gây bệnh cho người thân trong gia đình.

Những điều cần tránh khi rửa bát

1. Ngâm bát quá lâu trong nước

Sau khi ăn xong, nhiều gia đình thường ngâm bát trong bồn rửa, nhiều khi đến tận hôm sau mới rửa. Chính hành động này đã vô tình làm nuôi dưỡng vi khuẩn độc hại phát triển trong môi trường giàu dinh dưỡng như giàu mỡ, thực phẩm thừa dính lại trong bát đĩa.

Bát đĩa ăn để lâu sẽ càng khó rửa, thực phẩm sẽ bám lại trên bề mặt bát đĩa sau đó lên men, sinh ra mùi hôi. Một lượng vi khuẩn gây hại sẽ bám lại trên bát đĩa mà sau đó bạn rửa cũng khó có thể loại bỏ đi được. Thực phẩm bám lại gây khó rửa cũng làm tốn thêm nhiều dầu rửa bát, nếu bạn rửa không kỹ sẽ gây ra việc dầu rửa còn bám trên bát đĩa, ăn vào sẽ gây hại cho sức khỏe.

Do vậy chúng ta nên rửa bát đĩa ngay sau khi ăn xong, cho một lượng dầu rửa bát vừa đủ. Bát đĩa sẽ vừa sạch, không có vi khuẩn bám và không có mùi khó chịu khi chúng ta sử dụng chúng vào lần sau.

2. Không phân loại bát đĩa trước khi rửa

Mỗi loại bát đĩa được sử dụng trong bữa ăn với những chức năng khác nhau. Do vậy chúng ta cần phân loại riêng bát đĩa trước khi tiến hành rửa. Những bát đĩa chứa nhiều dầu mỡ nên được tách ra rửa riêng, tránh làm dầu mỡ lan sang các loại bát đĩa khác, như vậy chúng ta sẽ tiết kiệm được nước, dầu và thời gian rửa bát đĩa sẽ nhanh hơn.

Sau khi phân loại bát đĩa cần rửa, chúng ta tiến hành rửa bát đĩa không có dầu mỡ, bát đĩa đựng rau củ quả và không có thực phẩm bám trước. Sau đó ta rửa những bát đĩa chứa thực phẩm sống, rồi cuối cùng rửa những bát đĩa chứa dầu mỡ, bát đĩa có thực phẩm bám chắc trên bề mặt.

>>Xem thêm Khi nào cần thông tắc chậu rửa bát? Cách thông cống bồn rửa bát hiệu quả

3. Cho quá nhiều dầu rửa bát

Việc cho quá nhiều dầu rửa bát sẽ khiến việc rửa bát trở nên tốn thời gian, tốn nước để làm sạch. Chưa kể trong dầu rửa bát là các thành phần hóa học nếu rửa không sạch dầu rửa trên bát đĩa, sẽ gây hại cho sức khỏe khi ta sử dụng bát đĩa cho lần tiếp theo.

Do vậy, cần chú ý cho lượng vừa đủ dầu rửa bát, lượng dầu rửa cho theo từng loại bát đĩa đã được phân loại ở phần 2.

4. Không thay thế miếng rửa bát đã dùng quá lâu

Ngoài việc sử dụng dầu rửa bát, việc sử dụng miếng rửa bát phù hợp cũng giúp cho bạn rửa bát đĩa nhanh và sạch hơn. Miếng rửa bát dùng quá lâu sẽ dẫn tới việc bị mòn bề mặt dẫn đến việc rửa bát đĩa sẽ rất khó sạch. Vi khuẩn lâu ngày cũng sẽ bám trên miếng rửa bát, do vậy cần thay miếng rửa bát định kỳ 3 - 4 tuần/lần. Chú ý, sau mỗi lần rửa bát đĩa xong, bạn phải giặt sạch miếng rửa bát, để nơi khô ráo, thoáng mát để tránh vi khuẩn phát triển.

5. Bát đĩa chưa khô đã xếp vào tủ kín

Nhiều gia đình có thói quen rửa bát đĩa xong là úp luôn lên tủ đựng bát và đóng kín lại. Điều này sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Do vậy tốt nhất khi rửa bát đĩa xong bạn nên để cho bát đĩa khô ráo nước sau đó mới up vào tủ kín.

Sử dụng máy rửa bát - Giải phóng sức lao động

 Tại sao nên mua máy rửa bát?

  • Tiết kiệm thời gian, tiết kiệm nước 
  • Khả năng làm sạch sâu và diệt khuẩn
  • Không hại da tay

Nên mua máy rửa bát nào?

1. Máy rửa chén Hafele HDW-T50A (538.21.190) Giá bán hiện tại 7.650.000đ

Máy rửa bát mini có 6 chương trình rửa cho người dùng lựa chọn:

  • Rửa mạnh
  • Rửa thông thường
  • Chế độ ECO tiết kiệm điện
  • Rửa cốc chén thủy tinh
  • Rửa 90 phút
  • Rửa nhanh 30 phút

Máy có thể đặt trên bàn bếp mà không tốn nhiều diện tích

Máy có thể đặt trên bàn bếp mà không tốn nhiều diện tích

2. Máy rửa bát Electrolux ESF6010BW 1.480W Giá bán hiện tại 6.950.000đ

Máy có thể rửa được tất cả các loại chén, tô, đĩa to, nhỏ, ly, và 1 số loại xoong nồi có kích cỡ vừa và nhỏ với hiệu suất 8 bộ và dùng khoảng 8 lít nước/lần rửa.

Máy lập trình sẵn 6 chương trình rửa khác nhau phù hợp nhu cầu sử dụng của người dùng

  • Rinse (rửa sơ): Chương trình này giúp bạn tráng qua chén đĩa khi chưa rửa ngay.
  • Quick (rửa nhanh): Rửa nhanh những dụng cụ nhà bếp ít bẩn.
  • Glass care (rửa đồ thủy tinh): Rửa các loại chén đĩa thủy tinh ít bẩn, có sấy khô.
  • Eco (tiết kiệm điện): Rửa tiêu chuẩn, giúp tiết kiệm điện năng, thích hợp để làm sạch những bát đĩa bẩn thường.
  • Normal (rửa tự động): Rửa các loại bát đĩa bẩn thường và nồi chảo ít bẩn.
  • Intensive (rửa những vết bẩn cứng đầu): Rửa các loại chén đĩa bẩn nhiều, nồi chảo, các loại chén đĩa có các vết thức ăn đã khô.

Máy rửa bát đĩa tiết kiệm nước

Máy rửa bát đĩa tiết kiệm nước

3. Máy rửa bát gia đình độc lập Fujishan 12 bộ FJVN15-S03AF Giá bán hiện tại 11.190.000đ

Máy rửa bát Fujishan có 2 lớp vòi phun và cánh quạt thủy lực 360 độ. Với nhiệt độ rửa lên tới 70 độ C sẽ làm sạch vết dầu mỡ và vết bẩn cứng đầu nhanh chóng, diệt khuẩn hiệu quả.

Màn hình điều khiển bằng tiếng Việt giúp người dùng dễ sử dụng. Máy rửa bát độc lập có 4 bước tùy chọn:

  • Rửa qua loại bỏ vết bẩn
  • Rửa kỹ để loại bỏ dầu mỡ
  • Loại bỏ vi khuẩn
  • Rửa sấy khô

Máy rửa bát có chức năng sấy khô

Máy rửa bát có chức năng sấy khô

Trên đây mình đã chia sẽ cho các bạn một số điều cần tránh khi rửa bát, nếu ai có những thói quen trên thì nên thay đổi lại cho đúng cách để có những bữa ăn đảm bảo sức khỏe cho gia đình và người thân. Chẳng phải tục ngữ có câu: "Nhà sạch thì mát, bát sạch thì ngon cơm" hay sao.

Nếu có nhu cầu mua sản phẩm máy rửa bát, Quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:

Bạn đang xem: 5 sai lầm cần tránh khi rửa bát

Chuyên mục: Điện máy gia dụng

Chia sẻ bài viết