5 năm chưa một lần 'quan hệ' được với chồng, người phụ nữ đi khám mới biết mình mắc bệnh
Ngày 9/10, bác sĩ Phạm Minh Ngọc (Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nam học Hiếm muộn Hà Nội) đã tiếp nhận một bệnh nhân vô cùng đặc biệt tên B.
Đã lấy chồng 5 năm nhưng chị B. chưa từng “quan hệ” được một lần nào, dẫn đến việc không thể có con. Mỗi khi chồng vừa chạm nhẹ vào cơ thể, chị đã co cứng các cơ, khiến cả hai không thể tiếp tục. Dần dần chị có tâm lý mặc cảm, tội lỗi vì không thể làm chồng thỏa mãn và không thể tìm được thiên chức làm mẹ.
Theo bác sĩ Ngọc, bệnh nhân gặp phải tình trạng "Vaginismus", còn gọi là chứng "Co thắt âm đạo". Đặc điểm của bệnh này là xuất hiện phản xạ co thắt của nhóm cơ đi từ xương mu đến xương cụt, khiến cho các cơ ở âm đạo trở nên căng cứng đột ngột, không dung nạp mọi động thái đưa vào âm đạo.
Bác sĩ Phạm Minh Ngọc (Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nam học Hiếm
muộn Hà Nội).
"Người bệnh không tạo ra sự co thắt một cách có ý thức mà phản xạ co thắt âm đạo giống như phản xạ nhắm mắt khi có vật lạ bay vào. Khi mắc bệnh này, người bệnh quan hệ sẽ rất đau, hoặc không thể thực hiện được", bác sĩ Ngọc chia sẻ.
Ngoài trường hợp của chị B, bác sĩ cũng chia sẻ một ca bệnh khác mà mình từng tiếp nhận. Đó là chị O, 30 tuổi, lập gia đình 2 năm nhưng không thể "gần gũi" với chồng, không có con. Mỗi lần bố mẹ 2 bên gia đình giục giã, vợ chồng anh chị tìm lý do trốn tránh. Sau đó, hai vợ chồng đi khám, phát hiện vợ bị co thắt âm đạo. Đây là một trong những rối loạn tình dục nữ khá hiếm gặp, nguyên nhân chủ yếu do tâm lý, ngoài ra còn có thể do nguyên nhân nội tiết, tăng trương lực cơ quá mức,…
Bác sĩ Ngọc cho hay: "Đa số bệnh nhân đều ngại đi khám, chỉ âm thầm chịu đựng khiến tình trạng thêm nặng nề, để lại hậu quả đến cả sinh sản và đời sống tình dục. Thậm chí đời sống hôn nhân của 2 vợ chồng cũng bị ảnh hưởng”.
Theo bác sĩ, để điều trị căn bệnh này cần phải hiểu rõ vấn đề của bệnh nhân và điều trị cá thể hóa. Đôi khi phải kết hợp các biện pháp: tâm lý liệu pháp, vật lý trị liệu và thuốc. Thông thường, sẽ ưu tiên điều trị tâm lý kết hợp vật lý trị liệu cho người bệnh.
Bác sĩ cho hay, sau 3-5 buổi tập, chị B. và O. đã có thể quan hệ tự nhiên, O. hiện đã có một bé gái xinh xắn đáng yêu.
Bác sĩ Ngọc cũng khuyên các cặp vợ chồng cần trao đổi, chia sẻ thẳng thắn với nhau trong đời sống "giường chiếu". Nếu có bất thường không thể tự khắc phục, cần đến ngay các bệnh viện chuyên khoa để thăm khám và điều trị.
Các triệu chứng bệnh Vaginismus là gì?
Theo WEDM, đau khi quan hệ là dấu hiệu đầu tiên của bệnh Vaginismus. Một số phụ nữ mô tả dấu hiệu của bệnh bao gồm nóng rát, khó chịu khi quan hệ.
Ngoài ra, các triệu chứng cũng bao gồm:
- Khó chịu khi đi khám phụ khoa.
- Hoàn toàn không thể quan hệ tình dục.
- Mất ham muốn tình dục.
- Những triệu chứng này là không tự chủ, có nghĩa là phụ nữ không thể kiểm soát chúng nếu không được điều trị.
Nguyên nhân gây bệnh Vaginismus
Hiện các bác sĩ chưa biết rõ chính xác nguyên nhân của bệnh co thắt âm đạo. Nhưng nó thường diễn ra do cảm giác lo lắng hoặc sợ hãi khi quan hệ tình dục. Ngoài ra, tuổi tác cũng có thể là một nguyên nhân. Một số vấn đề sức khỏe như viêm nhiễm, khô âm đạo cũng có thể gây ra tình trạng này. Do đó, điều quan trọng là đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
Bạn đang xem: 5 năm chưa một lần 'quan hệ' được với chồng, người phụ nữ đi khám mới biết mình mắc bệnh
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- 5 thời điểm vợ chồng không nên quan hệ
- Hi hữu: Người đàn ông cương cứng 'cậu nhỏ' suốt 10 ngày sau quan hệ tình dục
- Gãy 'súng' vì quan hệ sai tư thế
- Mối quan hệ ít người biết giữa COVID-19 và bệnh viêm gan cấp tính bí ẩn ở trẻ em
- Nữ sinh 18 tuổi đột nhiên mọc mụn kín mặt, tưởng căng thẳng vì thi đại học ai ngờ phát hiện nhiễm virus HPV dù chưa từng quan hệ cũng không có bạn trai
- Tỉ lệ học sinh quan hệ tình dục trước 14 tuổi tăng gấp đôi