5 cách dùng nhiệt kế đo nhiệt độ cho trẻ an toàn, chính xác

Làm sao để biết được trẻ đang bị sốt? Cách đo nhiệt kế của bạn đã an toàn và chính xác hay chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về 5 cách dùng nhiệt kế đi nhiệt độ cho trẻ ngay sau đây.

Làm sao để biết được trẻ đang bị sốt? Cách đo nhiệt kế của bạn đã an toàn và chính xác hay chưa? Hãy cùng Điện máy XANH tìm hiểu rõ hơn về 5 cách dùng nhiệt kế đi nhiệt độ cho trẻ ngay sau đây.

1Đo nhiệt độ ở nách

Nách được xem là vị trí đo thân nhiệt chính xác và phổ biến nhất ở trẻ. Bạn có thể dùng nhiệt kế điện tử (đầu mềm hoặc đầu cứng) hoặc nhiệt kế thủy ngân để tiến hành đo nhiệt độ ở nách cho trẻ như sau:

  • Dùng nhiệt kế thủy ngân: Bạn cần vẩy mạnh nhiệt kế theo hướng từ trên xuống, để cho cột thủy ngân tuột xuống vạch 35 độ. Đặt phần đầu nhiệt kế vào vị trí hõm của nách bé, đồng thời mặt số nhiệt kế quay vào phía trong người trẻ. Giữ và kẹp tay trẻ sát thân bé trong vòng 5 phút, rồi đọc kết quả.
  • Dùng nhiệt kế điện tử: Bạn chỉ cần bấm nút mở, rồi tiến hành đặt nhiệt kế điện tử vào phần hõm nách của bé. Giữ và kẹp tay bé vào sát thân cho đến khi nào nghe tiếng “bíp, bíp” từ nhiệt kế, rồi lấy ra đọc kết quả.

Đo nhiệt độ ở nách

Ưu điểm đo nhiệt độ ở nách:

  • Dễ thao tác, cho độ chính xác cao.
  • Chi phí mua nhiệt kế tương đối rẻ.
  • Sử dụng phổ biến ở mọi lứa tuổi, vì vị trí đo nhiệt an toàn.

Nhược điểm đo nhiệt độ ở nách:

  • Thường vị trí đo nhiệt độ ở nách từ 37.5 độ C trở lên được xem là trẻ đã bị sốt.
  • Thời gian đo nhiệt độ khá lâu (nhiệt kế thủy ngân tầm 4 - 5 phút, nhiệt kế điện tử khoảng 2 - 3 phút) nên khiến trẻ cảm thấy khó chịu, quấy khóc.
  • Cần thực hiện đúng trình tự để có được kết quả đo chính xác.
  • Dùng nhiệt kế thủy ngân sẽ khó đọc kết quả, vì các vạch thường thường mờ và nhỏ.

ưu và nhược điểm đo nhiệt độ ở nách

2Đo nhiệt độ cho trẻ ở miệng

Đo nhiệt độ ở miệng cũng giúp bạn xác định được thân nhiệt của trẻ hiện giờ là bao nhiêu? Bạn có thể dùng nhiệt độ thủy ngân hoặc nhiệt độ điện tử để tiến hành đo theo các bước sau:

  • Dùng nhiệt kế thủy ngân: Cầm và vẩy mạnh nhiệt kế để cột thủy ngân xuống dưới vạch 35 độ C. Đặt đầu nhiệt kế dưới lưỡi của trẻ và dặn trẻ giữ ngậm bằng môi. Đảm bảo môi được giữ kín xung quanh nhiệt kế, khoảng 3 phút lấy ra đọc kết quả.  
  • Dùng nhiệt kế điện tử: Mở máy và đặt đầu nhiệt kế ở vị trí dưới lưỡi của trẻ. Bảo trẻ ngậm kín môi xung quanh nhiệt kế, đợi khi nào có tiếng “bíp, bíp” rồi lấy kết quả ra đọc.

Đo nhiệt độ cho trẻ ở miệng

Ưu điểm đo nhiệt độ ở miệng:

  • Mang lại độ chính xác cao, ít chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác trong quá trình đo.
  • Chi phí mua nhiệt kế rẻ.
  • Thường nhiệt độ đo được 38 độ trở lên được xác định là trẻ bị sốt.

Nhược điểm đo nhiệt độ ở miệng:

  • Khó thực hiện đối với trẻ nhỏ tuổi, vì gây nguy hiểm nếu trẻ không biết cách ngậm nhiệt kế.

ưu và nhược điểm đo nhiệt độ cho trẻ ở miệng

3Đo nhiệt độ cho trẻ tại hậu môn

Để tiến hành đo thân nhiệt cho trẻ ở hậu môn, hay được gọi là trực tràng, bạn có thể dùng nhiệt kế điện tử hoặc thủy ngân đều được.

  • Dùng nhiệt kế thủy ngân: Vẩy nhiệt kế để cột thủy ngân di chuyển xuống phía dưới vạch 35 độ C. Đặt trẻ nằm sắp hoặc nằm ngửa, rồi đưa nhẹ đầu nhiệt kế vào phần hậu môn cho đến khi không thấy phần đầu bạc của nhiệt kế nữa (phần đầu bạc khoảng 0.6 đến 1.3 cm). Giữ khoảng 2 - 3 phút rồi lấy ra đọc kết quả.
  • Dùng nhiệt kế điện tử: Bật máy và tiến hành các bước lần lượt như việc dùng nhiệt kế thủy ngân. Tuy nhiên, sau khi nghe tiếng “bíp, bíp” thì bạn lấy nhiệt kế ra đọc kết quả.

Đo nhiệt độ cho trẻ tại hậu môn

Ưu điểm đo nhiệt độ ở hậu môn:

  • Có thể thực hiện với mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh.
  • Độ chính xác cao, ít bị nhiễu.
  • Thường đo nhiệt độ ở hậu môn từ 38 độ C trở lên là xác định trẻ bị sốt.
  • Chi phí mua nhiệt kế rẻ.

Nhược điểm đo nhiệt độ ở hậu môn:

  • Làm trẻ cảm thấy khó chịu.
  • Cần thẩn trọng, vì đưa nhiệt độ không đúng cách sẽ dễ làm tổn thương phần hậu môn.
  • Thời gian cho kết quả hơi lâu hơn.
  • Cảm giác hơi mất vệ sinh.

ưu và nhược điểm đo nhiệt độ cho trẻ tại hậu môn

4Đo nhiệt độ cho trẻ ở tai

Phương pháp đo nhiệt độ ở tai cũng rất phổ biến, nhưng bạn cần sử dụng nhiệt kế điện tử hồng ngoại thay vì 2 loại nhiệt kế phổ biến như thủy ngân và điện tử thông thường.

Trước tiên, bạn cần đặt trẻ ở tư thế ngồi thẳng đứng. Khi đưa phần đầu nhiệt kế vào bên trong lỗ tai, bạn kéo vành tai ra ngoài một chút rồi bấm nút máy đo. Giữ khoảng 2 - 3 giây rồi lấy ra đọc kết quả.

Đo nhiệt độ cho trẻ ở tai

Ưu điểm đo nhiệt độ ở tai:

  • Thời gian đo nhanh, ít gây ảnh hưởng đến trẻ.
  • Độ chính xác cao, an toàn.
  • Nhiệt độ đo ở tai từ 38 độ C trở lên nghĩa là trẻ bị sốt.

Nhược điểm đo nhiệt độ ở tai:

  • Chi phí mua nhiệt kế khá cao nhưng có độ bền tốt.

ưu và nhược điểm đo nhiệt độ cho trẻ ở tai

5Đo nhiệt độ cho bé ở trán

Cách đo nhiệt độ ở trán cũng rất phổ biến mà kết quả lại có rất nhanh chóng và chính xác. Bạn cần dùng đến nhiệt kế hồng ngoại đo trán với cách đo như sau:

  • Đưa phần đầu dò cách giữa trán của bé cách khoảng 1 - 3 cm rồi bấm nút, sau đó mới áp vào trán của trẻ. Kết quả sẽ có sau khoảng 1 - 3 giây.

Đo nhiệt độ cho bé ở trán

Ưu điểm đo nhiệt độ ở trán:

  • Thời gian đo nhanh, dễ thực hiện, không làm ảnh hưởng đến trẻ.
  • An toàn cao, có thể đo lúc bé đang ngủ.
  • Nhiệt độ đo được ở trán từ 37.5 độ C trở lên nghĩa là trẻ bị sốt.
  • Máy sẽ có cảnh báo sốt cao cho phụ huynh biết.

Nhược điểm đo nhiệt độ ở trán:

  • Chi phí mua nhiệt kế cao.

ưu và nhược điểm đo nhiệt độ cho bé ở trán

Cách bảo quản nhiệt kế sau khi sử dụng

Bạn đang xem: 5 cách dùng nhiệt kế đo nhiệt độ cho trẻ an toàn, chính xác

Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe

Chia sẻ bài viết