4 lưu ý về cách sử dụng máy đo khoảng cách laser an toàn
Không phải ai cũng biết cách sử dụng máy đo laser sao cho an toàn và đạt được kết quả chính xác nhất. Vậy hãy để chúng tôi bật mí cho bạn 4 lưu ý về cách sử dụng thiết bị đo khoảng cách laser ngay sau đây!
Không phải ai cũng biết cách sử dụng máy đo laser sao cho an toàn và đạt được kết quả chính xác nhất. Vậy hãy để Điện máy XANH bật mí cho bạn 4 lưu ý về cách sử dụng thiết bị đo khoảng cách laser ngay sau đây!
Xem nhanh
1Các nguyên tắc an toàn khi sử dụng máy đo khoảng cách
Để sử dụng máy đo khoảng cách laser an toàn và có được kết quả như ý muốn, bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản như sau:
Không để tia la-ze hướng về phía người và động vật
Vì laser có thể làm lóa mắt của người khác, động vật, gây tai nạn thậm chí là gây hỏng mắt.
Không nhìn trực tiếp vào la-ze hoặc qua phản chiếu
Nếu mắt bạn tiếp xúc với la-ze, mắt dễ bị làm hỏng cũng như bị các triệu chứng lóa mắt.
Không được thực hiện bất cứ thay đổi nào của thiết bị la-ze
Bạn cần giữ nguyên cấu trúc của máy đo khoảng cách la-ze trong suốt thời gian sử dụng, tránh làm thay đổi thiết bị. Nếu máy đo có vấn đề gì, bị hư hỏng, thì bạn nên tìm đến người có chuyên môn hay cửa hàng bán sản phẩm để tiến hành sửa chữa.
Không nên sử dụng kính nhìn laze như là kính bảo hộ lao động
Vì kính nhìn la-ze giúp bạn quan sát và điều chỉnh luồng laze được tốt hơn, nhưng nó không có tác dụng bảo vệ bạn chống lại tia bức xạ laze.
Ngoài ra, bạn cũng không nên sử dụng kính la-ze như kính mát vì phụ kiện này không đủ khả năng chống lại hoàn toàn UV (tia cực tím) và làm hạn chế khả năng nhìn màu sắc.
Sử dụng thiết bị đo laser cần có kiến thức và chuyên môn
Chỉ nên sử dụng máy đo laser khi bạn có đầy đủ kiến thức cũng như trình độ chuyên môn để sử dụng, nhằm tránh và hạn chế các tình huống xấu xảy ra.
Không được vận hành thiết bị đo ở môi trường dễ gây cháy nổ
Tuyệt đối không được sử dụng máy đo laser ở gần những nơi có chất lỏng dễ cháy, khí gas hay rác. Vì tia lửa có thể được hình thành từ tia laser, làm cho rác cháy hay bị ngún khói.
Tắt thiết bị ngay sau khi đo
Bạn chỉ nên mở thiết bị khi có nhu cầu cần đo, tránh mở ra rồi để mặc đó. Và đừng quên tắt dụng cụ sau khi sử dụng xong.
Tránh để thiết bị ở nơi ẩm ướt
Hãy để máy đo laser ở những nơi khô ráo, tránh ẩm ướt cũng như không để bức xạ mặt trời chiếu trực tiếp vào.
Tránh không được tác động mạnh hay làm rớt dụng cụ đo
Bảo quản dụng cụ đo cẩn thận, tránh làm rơi hay tác động mạnh đến thiết bị đo, làm ảnh hưởng đến độ chính xác khi đo.
2Những tác động ảnh hưởng đến khoảng cách đo và kết quả đo
Khi tiến hành đo bằng máy laser, khoảng cách đo cũng như kết quả đo các thông số có thể bị sai do chịu ảnh hưởng của một số yếu tố như:
Yếu tố tác động đến khoảng cách đo
- Tình trạng ánh sáng.
- Đặc tính phản xạ ánh sáng của bề mặt đối tượng đo.
Vì thế, hãy sử dụng kính nhìn tia laser với ánh sáng từ bên ngoài để có thể nhìn được chùm tia laser tốt hơn.
Yếu tố tác động đến kết quả đo
Chủ yếu là do chất liệu của đối tượng đo như:
- Bề mặt đo làm bằng chất liệu trong suốt: thủy tinh, nước.
- Bề mặt phản chiếu: kim loại được đánh bóng, thủy tinh.
- Bề mặt bị rỗ: các vật liệu cách điện và nhiệt.
- Kết cấu của bề mặt đo: lớp vữa trát tường, đá tự nhiên.
- Bề mặt đo bị nghiêng, không phẳng.
- Ảnh hưởng bởi các tầng không khí có nhiệt độ thay đổi hay phản chiếu gián tiếp của chúng.
3Kiểm tra sự chính xác, hiệu chuẩn của phép đo độ dốc và phép đo khoảng cách
Kiểm tra độ chính xác của phép đo độ dốc
Thường xuyên kiểm tra độ chính xác khi đo độ dốc, bằng cách hoán đổi vị trí đo với các bước sau:
- Trước tiên, đặt dụng cụ đo lên một cái bàn và đo độ dốc.
- Sau đó, xoay dụng cụ đo khoảng 180 độ và tiếp tục đo độ dốc thêm lần nữa.
Kiểm tra độ chính xác của phép đo khoảng cách
Để kiểm tra độ độ chính xác của phép đo khoảng cách bạn hãy thực hiện mẹo sau:
- Chọn khoảng cách đo cố định có chiều dài từ khoảng 3 đến 10 m:
Bạn hãy chọn một khoảng cách đo cố định có chiều dài từ khoảng 3 đến 10 m mà bạn đã biết thông số chính xác. Ví dụ như chiều rộng của phòng hay lỗ cửa.
- Phép đo phải được thực hiện trong điều kiện thuận lợi:
Nghĩa là khoảng cách đo phải ở trong không gian kín như trong phòng, bề mặt đối tượng của phép đo cần phải được trơn nhẵn và có độ phản xạ tốt.
- Thực hiện đo khoảng cách 10 lần liên tiếp:
Tiến hành đo khoảng cách liên tiếp đến 10 lần, rồi so sánh, đối chiếu kết quả của các phép đo riêng biệt so với giá trị trung bình sai lệch không được vượt quá ±4 mm tổng khoảng cách đo trong điều kiện thuận lợi.
Đồng thời, ghi lại các phép đo để sau này có thể so sánh độ chính xác của các phép đo.
4Bảo quản và bảo dưỡng để sử dụng máy bền lâu
Để phát huy độ chính xác của các phép đo của máy đo khoảng cách laser, bạn cần chú ý đến việc bảo quản và bảo dưỡng thiết bị:
- Luôn giữ cho dụng cụ đo sạch sẽ, tránh bám bụi.
- Tuyệt đối không được nhúng thiết bị đo vào trong nước và các chất lỏng khác. Nếu muốn làm sạch, thì hãy lấy khăn vải mềm, ẩm để lau. Đồng thời cần tránh dùng bất cứ chất tẩy rửa hay dung môi nào.
- Bảo quản, cất giữ thấu kính của thiết bị đo ở nơi riêng biệt, giống như bảo quản kiếng đeo mắt hay thấu kính máy ảnh.
- Thiết bị có hư hỏng hoặc cần sửa chữa, thì hãy gửi máy đo đến trung tâm bảo hành của hãng để xử lý, không nên tự ý sửa chữa.
Với những thông tin trên, hy vọng bạn sẽ biết cách lưu ý khi sử dụng máy đo khoảng cách laser sao cho an toàn và đạt được kết quả đo sao cho chính xác nhất.
Bạn đang xem: 4 lưu ý về cách sử dụng máy đo khoảng cách laser an toàn
Chuyên mục: Mẹo vặt cuộc sống