4 cách giữ nhiệt sữa đơn giản mà rất an toàn, đảm bảo vệ sinh cho bé
Với sự ra đời của nhiều thiết bị hiện đại, giữ nhiệt sữa cho bé đối với các mẹ không còn là điều quá khó khăn. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn đến bạn 4 cách giữ nhiệt sữa đơn giản mà rất an toàn, đảm bảo vệ sinh cho bé.
Với sự ra đời của nhiều thiết bị hiện đại, giữ nhiệt sữa cho bé đối với các mẹ không còn là điều quá khó khăn. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn đến bạn 4 cách giữ nhiệt sữa đơn giản mà rất an toàn, đảm bảo vệ sinh cho bé.
Xem nhanh
1Túi giữ nhiệt
Khái niệm
Túi giữ nhiệt bình sữa là một sản phẩm được cấu tạo và thiết kế bởi những vật liệu giữ nhiệt có chức năng giữ cho nhiệt độ của sữa duy trì trong một khoảng thời gian nhất định (thông thường 2 – 3 tiếng) mà không sợ bị hỏng hay bị mất chất dinh dưỡng.
Cấu tạo và đặc điểm của túi giữ nhiệt bình sữa
Các sản phẩm túi giữ nhiệt bình sữa trên thị trường thường được cấu thành bởi 3 lớp cơ bản, bao gồm: Lớp vỏ ngoài, lớp lõi và lớp lót trong.
- Lớp vỏ ngoài: Có vật liệu thường là vải dù, vải nylon hoặc các loại vải cao cấp chống thấm nước với đa dạng màu sắc.
- Lớp lõi trong: Có 2 loại lớp lõi trong được nhà sản xuất sử dụng là mút giữ nhiệt hoặc xốp bạc cách nhiệt. Lớp vật chất này thường có độ dày 3mm, 5mm hoặc 10mm. Độ dày càng lớn cho thời gian giữ nhiệt của túi càng dài. Tương ứng với nó là giá thành cũng tăng theo.
- Lớp lót trong: Là lớp tiếp xúc trực tiếp với bình sữa, thường là những loại vải bạc mềm cách nhiệt, không thấm nước.
Phân loại
Có hai loại túi giữ nhiệt sữa phổ biến trên thị trường hiện nay: loại túi dùng điện và loại túi vải có cách nhiệt.
Lợi ích
- Giữ ấm bình sữa trong khoảng thời gian từ 3 – 5 tiếng.
- Hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn có hại cho hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ.
- Giữ được toàn vẹn hàm lượng các vitamin và chất dinh dưỡng có trong sữa.
- Tiết kiệm thời gian và công sức khi không phải mang theo đủ thứ đồ lỉnh kỉnh khi đi du lịch hay đi chơi xa.
- Một số sản phẩm có khả năng giữ lạnh.
Cách sử dụng
- Đối với túi giữ nhiệt vải
Cho bình sữa vào giữ nhiệt rồi khóa miệng túi giữ nhiệt lại. Cách bảo quản này sẽ chỉ giữ nhiệt bình sữa trong 2 - 3 tiếng đối với loại túi giữ nhiệt chất liệu tốt.
- Đối với túi giữ nhiệt dùng điện
Quấn túi sưởi quanh bình sữa và đặt vào túi giữ ấm. Sau đó cắm nguồn điện để làm nóng bình sữa từ từ.
Sau khi dùng xong bạn ngắt nguồn điện và bảo quản túi giữ nhiệt bình sữa dùng điện ở nơi khô ráo.
2Máy hâm sữa
Khái niệm, đặc điểm máy hâm sữa
Máy hâm sữa là một thiết bị để làm hâm nóng sữa cho trẻ. Ngoài ra còn có thể hâm nước pha sữa, hâm đồ ăn cũng như tiệt trùng đồ ăn. Loại máy này giúp làm nóng và giữ nhiệt tự nhiên cho bình sữa bằng cách nhận truyền nhiệt từ hơi nước hoặc từ lớp thép của thân máy lan tỏa.
Đa số các máy hâm sữa đều có cấu tạo đơn giản gồm 1 thân máy và 1 phích cắm. Thân máy có bộ phận làm nóng bằng nhiệt ở phía dưới và một khoang dùng để bỏ bình sữa vào hâm. Khoang dùng to thay nhỏ tùy thuộc vào từng loại máy. Nếu khoang dùng to thì có thể để được 2, 3 bình sữa.
Máy hâm sữa bao gồm 2 loại là máy hâm sữa dùng nước và máy hâm sữa không dùng nước.
Nguyên lí hoạt động
Hai dòng máy dùng nước và không dùng nước có nguyên lý hoạt động khác nhau, cụ thể:
Máy hâm sữa dùng nước hoạt động theo nguyên lý hệ thống điện làm nóng nước, khi nước nóng sẽ truyền nhiệt và làm nóng ấm bình sữa đến mức nhiệt mà bạn đã cài đặt. Máy sẽ tự động ngắt điện khi hâm nóng sữa hoàn tất và tiếp tục giữ nhiệt cho sữa khi bình sữa vẫn còn đặt trên máy trong 1 khoảng thời gian nhất định.
Trong khi đó, máy hâm sữa không dùng nước vận hành theo nguyên lý làm nóng tấm thép không gỉ bằng điện, sau đó nhiệt lượng được truyền từ lớp thép không gỉ đến bình sữa, làm sữa ấm lên đến mức nhiệt yêu cầu.
Lợi ích
- Giữ nguyên chất dinh dưỡng và độ thơm ngon của sữa: Máy hâm sữa có tác dụng hâm nóng nhanh chóng, giữ ấm sữa lâu nhưng vẫn giữ lại hương vị vốn có của sữa.
- Làm ấm sữa và giữ nhiệt tự nhiên: Máy hâm sữa làm nóng và giữ nhiệt tự nhiên nhờ hơi nước hay lượng nhiệt được truyền qua lưới thép không gỉ, do vậy giữ lại đầy đủ các chất dinh dưỡng trong sữa và thức ăn của bé.
- An toàn khi sử dụng: Máy hâm sữa có chức năng ngắt điện tự động nên các mẹ có thể yên tâm hơn khi sử dụng.
- Tiệt trùng bình sữa: Tùy dòng máy hâm sữa mà mẹ có thể tiệt trùng 1 - 2 bình sữa cùng một lúc. Tiệt trùng bình sữa sẽ giúp đảm bảo vệ sinh, bảo sức khỏe cho trẻ hơn.
- Rã đông sữa: Bạn chỉ cần chọn cài đặt để rã đông sữa hoặc thức ăn cho bé đông lạnh thành chất lỏng, an toàn hơn hẳn so với việc rã đông trong lò vi sóng và thuận tiện hơn so với việc dùng nước.
- Tiết kiệm thời gian cho mẹ: Chỉ cần sử dụng máy hâm nóng sữa, chọn chế độ hâm phù hợp là sau 3 - 5 phút đã có một bình sữa ngon lành cho trẻ.
- Nhỏ gọn, dễ mang theo đi du lịch: Các loại máy hâm sữa được thiết kế đơn giản, nhỏ gọn rất tiện lợi cho các mẹ mang theo khi đi ra ngoài, đi du lịch,...
Cách sử dụng
Bước 1: Vệ sinh thật kỹ các bộ phận của máy hâm sữa như bình chứa, khay chứa,... để đảm bảo an toàn.
Bước 2: Đặt bình sữa vào khay chứa. Sau đó đặt khay chứa vào trong máy hâm sữa.
Bước 3: Cho nước sạch vào trong máy hâm sữa. Lưu ý đảm bảo mực nước phải cao hơn mực sữa. Việc làm này sẽ giúp tăng tốc độ hâm nóng lên.
Bước 4: Cắm điện và cài đặt mức nhiệt độ phù hợp:
- Đối với sữa bình thường: Để mức nhiệt khoảng 35 - 45 độ C
- Đối với sữa đã được dự trữ trong ngăn mát của tủ lạnh: Điều chỉnh mức nhiệt khoảng 45 - 75 độ C.
- Đối với sữa được dự trữ trong ngăn đá: Để nhiệt độ về mức 75 - 85 độ C là tốt nhất.
Bước 5: Chờ đèn sáng. Khi đạt mức nhiệt mà bạn điều chỉnh thì đèn báo sẽ tự tắt. Sau đó ấy bình sữa ra lắc đều để độ nóng của sữa được lan đều. Kiểm tra lại nhiệt độ của sữa và cho bé uống.
3Bình giữ nhiệt
Cấu tạo, đặc điểm
Các bình giữ nhiệt tốt cho thời gian giữ nhiệt dài thường cấu tạo thân bình 3 lớp: Lớp vỏ (nhựa hoặc inox) - lớp chân không cách nhiệt - lớp trong cùng bằng inox (201 hoặc 304). Chính lớp chân không cách nhiệt có tác dụng làm giảm mức chênh lệch nhiệt độ trong bình giữ nhiệt với môi trường ngoài, nhờ đó kéo dài thời gian "bảo toàn nhiệt độ".
Chất liệu inox sử dụng cũng cho hiệu quả giữ nhiệt tốt, giúp tăng khả năng giữ nhiệt của sản phẩm, lại tiếp xúc an toàn với thực phẩm.
Bình giữ nhiệt cho khả năng giữ nhiệt tốt còn nhờ vào thiết kế nắp kín. Các bình giữ nhiệt chất lượng tốt thường có cấu tạo 2 tầng nắp, với nắp trong bằng nhựa nguyên sinh có kèm ron cao su (hay silicone) giúp miết chặt phần miệng bình, giữ cho không khí trong bình không thoát ra ngoài, bảo toàn tốt hơn nhiệt độ thực phẩm.
Lợi ích
- Giữ nhiệt tốt cho cả nước nóng và lạnh.
- Đa chức năng: Bình giữ nhiệt với chức năng chính dùng để pha thức uống như cà phê, nước ngọt, nước lọc, trà,… Bên cạnh đó, bình giữ nhiệt còn đa chức năng, giúp giữ nhiệt, bảo quản thức ăn, canh, súp, cháo, vô cùng thuận tiện.
- Tiện mang theo mọi lúc mọi nơi: Với thiết kế nhỏ gọn, dung tích phổ biến khoảng 350 ml, 500 ml, 750 ml,… Bình giữ nhiệt rất thuận tiện khi mang theo bên mình đi đến công sở, trường học, đi du lịch, cắm trại,...
Cách sử dụng
- Giữ sữa ấm
Sữa mẹ vừa mới vắt ra hoặc sữa mẹ đã bảo quản lạnh được làm ấm lại thì đều có thể giữ trong bình giữ nhiệt, nhưng lưu ý thời gian sử dụng chỉ nên trong khoảng 1 giờ.
Nhưng mẹ nên biết, nguyên tắc giữ ấm của bình giữ nhiệt là giúp bảo toàn nhiệt độ thực phẩm trong bình tốt hơn (thời gian dài hơn), vì vậy nó chỉ giúp cho nhiệt độ sữa ở mức lý tưởng hơn cho bé dùng, không có tác dụng kéo dài thời gian bảo quản. Trái lại, ở mức nhiệt cao sữa còn nhanh hỏng hơn.
- Giữ sữa lạnh
Mẹ cho phần sữa mới vắt vào bình giữ nhiệt và mang bảo quản lạnh: Cách này chỉ thích hợp khi mẹ và bé sắp có việc đi ra ngoài. Bên cạnh đó, bạn cần chuyển sữa mẹ đã bảo quản lạnh vào bình giữ nhiệt để tiện mang theo sử dụng cho bé khi cần. Cách này sẽ giúp mẹ giữ lạnh sữa tốt hơn trong suốt thời gian di chuyển bên ngoài, tránh cho sữa bị hỏng.
Nhưng trong trường hợp này mẹ cần lưu ý mức nhiệt khi lấy sữa ra khỏi tủ làm lạnh và khả năng giữ lạnh của bình giữ nhiệt đang sử dụng để quyết định thời gian tốt nhất để dùng sữa này cho bé.
Khi nhiệt độ trong bình giữ nhiệt càng tăng lên thì vi khuẩn sẽ bắt đầu hoạt động và phát triển mạnh, sữa sẽ không còn an toàn. Việc trữ đông và sử dụng trở lại phần sữa trong bình này cũng sẽ không còn tốt cho sức khỏe của bé.
4Bình ủ sữa
Đặc điểm
Bình ủ sữa là một loại bình được thiết kế để giữ nhiệt độ cho sữa trong một khoảng thời gian nhất định. Thời gian giữ ấm thường trong khoảng 3 - 5 tiếng đồng hồ.
Phân loại
Hiện nay có 2 loại bình ủ ấm sữa phổ biến nhất là bình giữ ấm sữa dùng điện và bình giữ ấm sữa không dùng điện.
Lợi ích
- Bình ủ sữa gọn nhẹ, dễ dàng cho mẹ mang đi lại, đi chơi xa trong những chuyến du lịch.
- Tiết kiệm thời gian cho bé ăn của mẹ: Thay vì mẹ cứ phải lỉnh kỉnh nhiều đồ mang đi để pha sữa cho bé thì mẹ chỉ cần pha sữa sẵn ở nhà và cho vào bình ủ sữa để giữ nhiệt.
- Bình ủ sữa đảm bảo bảo quản được chất lượng sữa tốt nhất cho bé.
- Hầu hết các thiết kế của bình ủ sữa đều an toàn không chứa độc tố và dễ dàng vệ sinh cho. Bé sẽ có một bữa ăn đảm bảo chất lượng.
Cách sử dụng
- Cách 1: Mẹ có thể pha sẵn sữa ở nhiệt độ thích hợp và đặt vào bình ủ sữa để giữ ấm đến khi cho bé ăn. Nhưng mẹ nên lưu ý thời gian pha sữa cho bé và khi cho bé bú không được quá 2 giờ đồng hồ, bởi sau đó nhiệt độ bình sữa không còn được đảm bảo như trước nữa, chất lượng sữa có thể bị ảnh hưởng, sữa có thể bị lên men hoặc bị chua. Lúc này mẹ không nên cho bé uống, vi khuẩn có thể sinh sôi và tấn công hệ miễn dịch còn non yếu của bé.
- Cách 2: Mẹ chuẩn bị trước lượng sữa và nước cần thiết cùng đồ dụng để pha sữa cho bé . Đối với nước, mẹ đun sôi và để nước ở nhiệt độ thích hợp (khoảng 40 độ C) sau đó ủ ấm bình nước vào bình ủ sữa.
Mẹ nhớ chuẩn bị sẵn luôn lượng sữa cần thiết để bé uống luôn nhé. Đến khi bé đói, mẹ chỉ cần lấy nước đã được ủ ấm và lượng sữa chuẩn bị sẵn để pha cho bé ăn, để đong lượng sữa cần thiết mẹ nên sử dụng hộp chia sữa nhé.
Trên đây là bài viết hướng dẫn đến bạn 4 cách giữ nhiệt sữa đơn giản mà rất an toàn, đảm bảo vệ sinh cho bé. Hy vọng với những thông tintreen, bạn sẽ bảo quản nguồn sữa cho bé tốt hơn nhé!
Bạn đang xem: 4 cách giữ nhiệt sữa đơn giản mà rất an toàn, đảm bảo vệ sinh cho bé
Chuyên mục: Mẹ & Bé