3 'thủ phạm' quen mặt trong cuộc sống khiến chị em không có thói quen hút thuốc nhưng vẫn mắc ung thư phổi
Hút thuốc lá được coi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư phổi. Tuy nhiên, có những chị em cả đời không động vào thuốc lá nhưng vẫn mắc phải căn bệnh quái ác này.
Trước nay, nhiều người nghĩ ung thư phổi thường liên quan mật thiết đến thuốc lá và tỷ lệ nam giới hút thuốc sẽ cao hơn nữ giới. Tuy nhiên, nghiên cứu công bố trên Tạp chí Ung thư Quốc tế chỉ ra rằng phụ nữ trong độ tuổi 30 - 49 có tỷ lệ mắc ung thư phổi cao hơn nam giới cùng độ tuổi.
Đáng nói, nhiều phụ nữ trong số đó lại không có thói quen hút thuốc. Vậy nguyên nhân nào khiến chị em dù không sử dụng thuốc lá nhưng vẫn mắc phải căn bệnh đáng sợ này?
1. Môi trường nhà bếp không tốt
Một cuộc cuộc khảo sát nghiên cứu liên quan cho thấy, nữ giới thường xuyên nấu ăn trong nhà bếp có hệ thống thông gió kém sẽ tương đương với việc hút 2 bao thuốc mỗi ngày.
Do nhà bếp tiềm ẩn 2 mối nguy hại lớn. Thứ nhất là các khí độc hại như carbon monoxide, carbon dioxide, nitrogen oxides... được phóng ra từ bếp ga. Thứ hai là khói dầu bay ra khi xào nấu thức ăn. Hai mối nguy hại cộng thêm không gian nhà bếp không đảm bảo khả năng thông gió tốt sẽ trở thành "sát thủ tàng hình" trong cuộc sống của con người, đặc biệt là đông đảo chị em nội trợ.
Đây cũng là nguyên nhân lớn nhất khiến nhiều nữ giới không có thói quen hút thuốc nhưng vẫn mắc các bệnh như ung thư phổi, ung thư thanh quản…
2. Tiếp xúc lâu dài với khói thuốc
Không chỉ người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi, người ngửi phải khói thuốc cũng có nguy cơ mắc bệnh tương đương.
Do các chất độc trong thuốc lá có thể phân tán ra ngoài môi trường qua khói thuốc, sau đó lưu lại trong không gian tới vài tuần làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của những người sống trong bầu không khí đó.
Đặc biệt, phụ nữ, trẻ em vốn có hệ hô hấp nhạy cảm hơn là đối tượng chính nên dễ chịu tác động tiêu cực của khói thuốc lá này.
3. Do sống trong môi trường không khí bị ô nhiễm
Người sống tại những khu đô thị lớn có nhiều công trình xây dựng, khí thải giao thông, nhà máy công nghiệp… sẽ có nguy cơ cao tiếp xúc với bụi mịn như PM1.0, PM2.5.
Khi bụi mịn xâm nhập vào cơ thể thông qua hoạt động hít thở, chúng ta có thể gặp phải các vấn đề về sức khỏe như hắt hơi, sổ mũi, khó thở… Về lâu dài, nếu cơ thể người có sự tích tụ bụi mịn sẽ làm giảm chức năng phổi, gây viêm phế quản mãn tính và tăng tỷ lệ tử vong do ung thư phổi.
Bạn đang xem: 3 'thủ phạm' quen mặt trong cuộc sống khiến chị em không có thói quen hút thuốc nhưng vẫn mắc ung thư phổi
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Tế bào ung thư phổi lăm le gõ cửa với toàn những biểu hiện chẳng ai có thể ngờ đến, xem ngay để tầm soát sớm
- Bé gái 8 tuổi đột nhiên tức ngực, ho ra máu, không ngờ mắc ung thư phổi giai đoạn cuối chỉ vì một thói quen xấu của bố
- Ho không chỉ là dấu hiệu của COVID-19: BS cảnh báo khẩn về căn bệnh ung thư chết chóc nhất
- Ho kéo dài bao lâu là dấu hiệu ung thư phổi?
- 5 triệu chứng của ung thư phổi nhưng 2 trong số đó khiến nhiều người lầm tưởng là cảm cúm thông thường, bạn không nên chủ quan bỏ qua
- Ho ra máu có phải bị ung thư: Cách nhận biết và những lưu ý