3 thói quen xấu khi rửa bát đũa có thể khiến ung thư ập đến gia đình bạn, sửa càng sớm thì cơ hội tránh ung thư của bạn càng cao
Ở nước ta, tỉ lệ bệnh nhân mắc các bệnh ung thư đường tiêu hóa tương đối cao, đặc biệt là ung thư thực quản, ung thư dạ dày... Người Việt vốn có thói quen ăn thực phẩm nhiều muối, nhiều đường, nhiều calo, những thói quen ăn uống này sẽ vô hình làm tổn thương niêm mạc của đường tiêu hóa, lâu dần sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Ngoài thói quen ăn uống, các bệnh ung thư cũng thường xuất phát từ những thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, ví dụ như thói quen rửa bát đũa. Bát đũa vốn là đồ vật đựng thức ăn, có thể tác động trực tiếp đến sức khỏe người ăn do đó hành động này không thể làm một cách qua loa. Khi rửa bát cần tránh xa 3 thói quen nguy hiểm dưới đây vì chúng có thể là "chất xúc tác" khiến cho ung thư xuất hiện.
3 thói quen xấu khi rửa bát đũa có thể khiến ung thư ập đến
1. Lạm dụng chất tẩy rửa
Nước rửa bát là một công cụ hiệu quả để loại bỏ dầu ăn trên bát đũa. Nhưng theo các nhà khoa học trên tờ The Health, các loại nước tẩy rửa đều có cơ chế chung là dùng hóa chất để tách cáu bẩn ra khỏi đồ dùng, nhờ vậy có thể làm sạch dầu mỡ, bụi bẩn bám trên bát đĩa, quần áo. Với nước rửa bát có thể gây độc hại cho người nếu sử dụng quá nhiều, thậm chí là có thể gây ung thư do có chứa nhiều hóa chất.
Lạm dụng nước rửa bát rất nguy hiểm vì chúng rất khó để làm sạch hết hóa chất, những loại chất độc này sẽ còn sót lại và thôi nhiễm với đồ ăn sau khi được tái sử dụng, chúng sẽ đi vào cơ thể người khi sử dụng, gây ra những tác hại lớn đến sức khỏe.
2. Xếp bát đũa vào tủ kín ngay sau khi rửa
Sau khi rửa bát, hầu hết mọi người đều xếp ngay chúng vào tủ kín sau đó đóng chặt lại để tránh bụi. Điều này tưởng chừng là hành động rất cẩn thận nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ nấm mốc rất cao.
Các loại đũa, thìa, đĩa bằng gỗ được bảo quản trong môi trường ẩm thấp, lại còn bị cất khi chưa khô hoàn toàn rất dễ hình thành nấm mốc. Những món đồ này khi bị mốc có thể chứa độc tố aflatoxin, Helicobacter pylori... đây đều là tác nhân gây ung thư.
Do đó, lời khuyên là bạn nên tráng lại bát đũa lần cuối bằng nước nóng, sau đó nên xếp ra rổ và phơi khô dưới nắng rồi mới đem cất vào tủ.
3. Ngâm bát đũa trong nước quá lâu
Vì công việc bận rộn, nhiều người đã quen với việc xếp bát đũa vào bồn rửa và rửa chung vào cuối ngày. Thói quen này tưởng chừng rất tiết kiệm thời gian nhưng lại rất dễ khiến cho một số lượng lớn vi khuẩn sinh sôi trong bồn rửa. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng việc ngâm bát đũa quá 4 tiếng sẽ khiến vi khuẩn phát triển nhiều lần, thời gian ngâm càng lâu thì càng nhiều vi khuẩn sinh sản.
Hơn nữa, thời gian ngâm bát đũa trong nước xà phòng càng lâu thì bát đũa càng có nguy cơ bị ngấm hóa chất. Thậm chí các loại đũa, muỗng, đĩa bằng tre gỗ thì khả năng ngấm hóa chất không thể tẩy sạch càng cao, nguy cơ bị ung thư càng gia tăng.
Ngày nay, tỷ lệ bệnh nhân ung thư gia tăng một phần là do rất nhiều thói quen sống kém lành mạnh. Mặc dù bệnh ung thư là khủng khiếp nhưng nó có thể kiểm soát được trong hầu hết các trường hợp. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trước khi ung thư phát bệnh, cơ thể sẽ phát ra một số tín hiệu để nhắc nhở mọi người chú ý. Vì vậy, chúng ta luôn phải quan sát cơ thể mình, ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường thì phải có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh để bệnh ung thư tiến triển đến giai đoạn muộn.
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Người đàn ông nhập viện do tiêu chảy kéo dài, không ngờ phát hiện ung thư dạ dày chỉ vì 2 loại củ rất nhiều gia đình thường ăn
- Loại 'rau' nằm trong 'danh sách gây ung thư' mà WHO cảnh báo, chuyên gia khuyên nên thận trọng kẻo ăn nhầm
- Buổi sáng ngủ dậy ăn 1 thìa mật ong trộn cùng thứ này, 7 ngày sau nội tạng sạch khỏe lại còn giảm cân tốt hơn 'thuốc quý'