3 mẹo đơn giản giúp cô nàng 'nghiện' mua sắm tiết kiệm chi phí hiệu quả hơn mà vẫn hạnh phúc
Đây là những cách được người nghiện mua sắm áp dụng và thấy hữu ích. Bạn cũng có thể học tập theo.
1. Tự đặt ra cho mình một
khoản tiền chi tiêu hàng ngày thay vì theo tháng
Bạn đã quyết định tiết kiệm bao nhiêu % tiền lương của mình nhưng
cuối cùng vẫn bị bội chi vào tuần thứ ba của mỗi tháng và vào cuối
tháng, bạn chẳng tiết kiệm được một xu nào cả. Một số người nói
rằng, sử dụng tiền mặt sẽ có ích hơn trong việc tiết kiệm. Thế
nhưng dù áp dụng thì vẫn phải đối mặt với việc tiêu hết tiền, không
có khoản tiết kiệm nào.
Thay vì tự đặt ra cho mình một khoản tiền chi tiêu hàng tháng thì hãy rút ngắn thời gian đó lại. Hãy để nó theo ngày. Chỉ cần chia tiền lương của bạn (trừ đi các chi phí cố định như hóa đơn điện thoại và internet) cho số ngày trong tháng, sau đó rút số tiền bạn được phép chi tiêu trong ngày bằng tiền mặt. Nếu bạn đã cam kết tiết kiệm 20% tiền lương của mình, hãy cất ngay số tiền đó có thể bằng cách chuyển nó vào tài khoản tiết kiệm dài hạn để tránh đụng tới.
2. Thanh lý những món đồ không cần dùng tới
nữa
Một cách dễ dàng để kiếm tiền từ những món đồ bạn không cần dùng tới trong nhà nữa. Hãy thanh lý chúng với bạn bè, người thân, đăng tải trên mạng xã hội như một cách thu hồi vốn.
Bạn chỉ việc chụp ảnh lại món đồ muốn thanh lý, mô tả chúng đang trong tình trạng như thế nào. Nếu bán được, bạn sẽ bất ngờ với số tiền thu lại được. Thay vì vứt đi, bỏ xó không sử dụng tới thì cách làm này có thể giúp bạn có một khoản tiền mặt để tiết kiệm đấy.
3. Tập thói quen mua một món
đồ mới, phải bán một món đồ đã cũ
Nhiều người có một thói quen cố hữu đó là nghiện tích cóp. Họ cố
gắng mua một thứ gì đó mỗi khi bước ra khỏi nhà, cho dù đó là quần
áo, trò chơi điện tử, đồ gia dụng, điện thoại thông minh hay bất cứ
thứ gì. Đặc biệt là khi chúng được giảm giá lớn.
Để ngăn ngôi nhà của bạn biến thành nơi tích trữ đồ tràn lan và cũng để ngăn bản thân mua quá nhiều thứ vớ vẩn, hãy cam kết với chính bản thân mình rằng sẽ bán một món đồ đang sở hữu (có giá trị tương đương hoặc lớn hơn) mỗi khi mua một món đồ mới, để bù lại chi phí. Trước khi mua bất kỳ một món đồ mới nào trong trung tâm mua sắm, bạn phải xác định được món đồ cũ mà mình định loại bỏ.
Bạn có thể nghĩ rằng có rất nhiều thứ ở nhà sẵn sàng để bán. Nhưng nhiệm vụ tìm kiếm một mặt hàng có thể bán với giá tương đương trước khi bạn mua bất kỳ thứ gì mới sẽ khuyến khích bạn từ bỏ những giao dịch mua mà bạn cảm thấy không bắt buộc phải thực hiện. Nó cũng buộc bạn phải nghĩ chậm lại và thời gian làm cho phần lớn các giao dịch mua bán bốc đồng có vẻ kém hấp dẫn hơn.
Bạn đang xem: 3 mẹo đơn giản giúp cô nàng 'nghiện' mua sắm tiết kiệm chi phí hiệu quả hơn mà vẫn hạnh phúc
Chuyên mục: Kinh nghiệm mua sắm
Các bài liên quan
- 5 sai lầm khi sử dụng ví tiền khiến bạn chẳng bao giờ tiết kiệm được đồng nào
- Giá vàng hôm nay 3/1: Thận trọng khi mua tích trữ cuối năm
- Đĩa oản đào tiên cúng Tết: Mua 1 lần thắp hương suốt nửa năm
- Bưởi tiến vua đậm đà sắc đỏ là thức quả không gì tuyệt vời hơn để chị em dâng tổ tiên mùng 1 cuối cùng của năm 2021
- Cắt cành me rừng, bẻ nhánh táo mèo cắm chơi... mốt lạ 2021
- Giá vàng hôm nay 2/1: Đầu năm, tiếp tục tăng mạnh