10 sai lầm các chị em thường mắc phải khi sử dụng nồi nấu chậm

Nồi nấu chậm là đồ gia dụng được ưa chuộng vì sự tiện dụng và đa năng. Tuy nhiên, rất ít ai biết sử dụng loại nồi này để nấu một cách hiệu quả nhất. Cùng chúng tôi điểm qua 10 sai lầm cần tránh khi sử dụng chiếc nồi này nhé!

Nồi nấu chậm là đồ gia dụng được ưa chuộng vì sự tiện dụng và đa năng. Tuy nhiên, rất ít ai biết sử dụng loại nồi này để nấu một cách hiệu quả nhất. Cùng Điện máy XANH điểm qua 10 sai lầm cần tránh khi sử dụng chiếc nồi này nhé!

1Thường xuyên mở nắp nồi

Thói quen mở nắp nồi nhiều lần để kiểm tra thức ăn bên trong khi nấu của nhiều người khiến cho nhiệt thoát khỏi nồi, thời gian nấu kéo dài hơn và món ăn có thể không đạt đến độ nhừ như bạn muốn.

Nồi nấu chậm thường sử dụng nắp kính cường lực trong suốt nên có thể quan sát từ bên ngoài, nên việc mở nắp nồi liên tục là không cần thiết.

Thường xuyên mở nắp nồi

2Nấu quá nhừ

Khi nấu quá lâu sẽ làm cho rau củ và thịt có thể sẽ bị nhừ, mất mùi vị thơm ngon và trở thành món hỗn hợp khó ăn. Nên chọn cài đặt giữ ấm (Keep Warm) nếu cần để khi nấu món ăn đó lâu hơn thời lượng theo công thức được thiết lập.

Nấu quá nhừ

3Chọn sai loại thịt

Những loại thịt tốt nhất để làm món nướng khi dùng nồi nấu chậm là loại có tương đối có nhiều mỡ. Để giảm cảm giác ngấy của mùi mỡ, bạn có thể cắt bớt phần mỡ trước hoặc sau khi nấu xong.

Không nên chọn thịt có quá nhiều phần nạc sẽ không ngon và khô hơn so với thịt có lẫn mỡ.

Chọn sai loại thịt

4Cho quá ít hay quá nhiều nguyên liệu

Nồi nấu chậm hoạt động tốt nhất khi lượng nguyên liệu chiếm từ 1/2 đến 3/4 dung tích của nồi. Nếu cho quá nhiều, nồi sẽ rung mạnh khi sôi. Cho quá ít, thức ăn sẽ bệt dính dưới đáy nồi không được ngon.

Nếu cần nấu nhiều hoặc ít hơn thông thường, thì nên chú ý để điều chỉnh thời gian nấu.

Cho quá ít hay quá nhiều nguyên liệu

5Cắt rau củ quá nhỏ hoặc quá to

Cắt rau củ để nấu với kích cỡ vừa phải và đồng đều, điều này sẽ giúp món hầm ngon hơn, tránh trường hợp có miếng còn sượng do chưa chín, hoặc có miếng đã mềm nhũn.

Cắt rau củ quá nhỏ hoặc quá to

6Bỏ phí nước thịt

Các món nướng trên chiếc nồi này thường tiết ra khá nhiều nước, các loại nước này thường quá nhạt để dùng như nước sốt. Tuy nhiên, người dùng có thể đổ nước ra chảo, cho thêm chút gia vị, bột mì hoặc bột ngô để chúng sánh lại và đậm đà hơn khi dùng làm nước chấm.

Bỏ phí nước thịt

7Sử dụng sai kích thước của nồi

Một nồi nấu chậm không phù hợp với mọi công thức nấu chậm.

Vì vậy khi sử dụng nồi, cần chú ý lượng nguyên liệu cần tương xứng với công thức và kích thước của nồi, để tránh khi cho quá nhiều sẽ làm nồi bị tràn khi sôi và không chín đều, hoặc nếu quá ít thức ăn sẽ làm thức ăn bị nhừ.

Sử dụng sai kích thước của nồi

8Thêm nguyên liệu từ sữa quá sớm

Nếu thêm các nguyên liệu như sữa, phô mai, kem, kem chua hoặc kem phô mai quá sớm trong quá trình nấu ăn, món ăn sẽ trở nên hỗn độn, khó ăn sau khi nấu xong.

Trong trường hợp này, bạn nên nấu mà không cần bất kỳ loại sữa nào và sau đó thêm các nguyên liệu này vào sau để hòa quyện vào món ăn.

Thêm nguyên liệu từ sữa quá sớm

9Nấu thức ăn đông lạnh

Không nên nấu thực phẩm đông lạnh, đặc biệt là thịt, nếu nồi nấu chậm chứa đầy thực phẩm đông lạnh, sẽ mất nhiều thời gian để nấu chín được thực phẩm. Trước hết nên rã đông và làm tan thức ăn hoàn toàn trước khi thêm vào nồi để nấu.

Nấu thức ăn đông lạnh

10Đặt nhiệt độ quá cao

Nồi nấu chậm có khả năng giữ được các hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao, gần như là nguyên vẹn.

Ưu điểm có được là vì nhiệt độ nấu thấp trong khoảng 75 độ C - 135 độ C, nên sẽ phải đun nấu trong thời gian dài, vì điều này bạn không nên đặt nhiệt độ quá cao khi nấu thức ăn trong nồi, để tránh đánh mất hàm dinh dưỡng có trong thức ăn.

Đặt nhiệt độ quá cao

Hi vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp chị em có thể dễ dàng sử dụng nầu nấu chậm một cách hiệu quả để nấu ăn nhé!

Bạn đang xem: 10 sai lầm các chị em thường mắc phải khi sử dụng nồi nấu chậm

Chuyên mục: Kinh nghiệm mua sắm

Chia sẻ bài viết