1 tháng tiếp nhận 5 trường hợp đứt lìa ngón tay, bác sĩ nhắc nhở cẩn thận kẻo tự gây thương tích khi Tết đang cận kề
Nhiều yếu tố không ngờ đến trong cuộc sống hàng ngày lại có thể khiến bạn bị đứt lìa ngón tay khi Tết đang cận kề.
Dầu bắn trên chảo nóng, dao làm bếp bén trên thớt, máy ép mì tại nhà, máy xay thịt... thậm chí những đầu bếp giàu kinh nghiệm đôi khi còn vô tình làm chính mình bị thương chứ đừng nói đến người bình thường. Cô Zhu ở Vị Nam (Thiểm Tây, Trung Quốc) gần đây đã sử dụng máy ép mì tại nhà và vô tình làm nát ngón út trên bàn tay trái của mình.
Nhìn lại vết thương lúc đó, cô Zhu vẫn còn rợn người. Cô cho biết, trong đợt dịch bệnh không tiện đi ra ngoài nên cô muốn làm một ít mì tại nhà bằng máy ép mì. Cô gần như ngất xỉu vì cơn đau dữ dội, gia đình nhanh chóng đưa cô đi tìm sự giúp đỡ tại Bệnh viện Chữ thập đỏ Tây An.
Sau khi hội chẩn, bác sĩ chẩn đoán cô Zhu bị đứt ngón út. Thời gian tốt nhất để nối lại ngón tay bị đứt lìa là trong vòng 6 đến 8 giờ, bệnh viện khẩn trương chuẩn bị, bác sĩ tích cực xử lý vết thương cho bệnh nhân và tiến hành sàng lọc nhanh axit nucleic trong điều kiện bảo vệ tốt.
Sau cả đêm phẫu thuật, ca mổ đã thành công tốt đẹp, tình trạng của cô Zhu đã ổn định, ngón tay bị đứt lìa đã được nối lại và các hoạt động của ngón tay đã trở lại suôn sẻ.
"Trường hợp như cô Zhu không phải duy nhất", bác sĩ Zhang Hongxing, Trưởng khu 2 của Trung tâm Bàn tay ngoài thuộc Bệnh viện Chữ thập đỏ Tây An cho biết. Kể từ đầu tháng 1/2022, bệnh viện cũng đã tiếp nhận các trường hợp tương tự do cắt rau cắt vào tay, cắt móng tay, va tay vào kính vỡ, dầu mỡ nóng bắn vào tay... có bệnh nhân gần như đứt gân tay khi dùng máy xay.
Bác sĩ nhắc nhở khi Tết Nguyên Đán đang đến gần, nhiều gia đình bắt đầu chuẩn bị các món ăn ngày Tết, và phải cẩn thận khi thái rau và thịt. Cũng có một số người dân sẽ về quê đoàn tụ với gia đình, sử dụng củi lửa để nấu ăn, chấn thương do cưa máy/dao chặt củi cũng là một vấn đề không thể không nhắc đến trong dịp Tết Nguyên Đán. Đặc biệt khi nhiệt độ xuống thấp, đôi tay không đủ nhanh nhẹn khi làm việc thì càng dễ bị thương.
Trước tình trạng số bệnh nhân chấn thương tay ngày càng gia tăng, các bác sĩ nhắc nhở mọi người không nên hoảng loạn khi bị chấn thương. Nếu bị gãy ngón tay hoặc bàn tay, không được tùy ý vứt bỏ/dứt phần bị gãy, hãy quấn ngón tay bị gãy hoặc bàn tay bị gãy bằng gạc hoặc khăn sạch, cho vài viên đá lạnh bên ngoài túi để làm lạnh và đi đến bệnh viện ngay sau đó và cố gắng để được phẫu thuật trong vòng từ 6 đến 8 giờ. Không bao giờ nhúng ngón tay hoặc bàn tay bị đứt lìa vào cồn, chất khử trùng, nước muối hoặc các chất lỏng khác để vận chuyển, để không làm hỏng cấu trúc mô của ngón tay hoặc bàn tay bị đứt lìa và ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của ngón tay/bàn tay được nối lại.
Bạn đang xem: 1 tháng tiếp nhận 5 trường hợp đứt lìa ngón tay, bác sĩ nhắc nhở cẩn thận kẻo tự gây thương tích khi Tết đang cận kề
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe