Việt Nam sở hữu loài cá chỉ 2 quốc gia có, vô cùng đắt đỏ
Tới nay, loài cá quý hiếm này chỉ xuất hiện tại Việt Nam và Trung Quốc. Không những hương vị thơm ngon mà thịt của nó còn có thể làm thuốc chữa bệnh.
Cá anh vũ còn được gọi là loài cá tiến vua nổi tiếng mang đầy những màu sắc huyền thoại. Nó thuộc nhóm "Ngũ quý hà thủy", tức là năm loại thuỷ sản quý nhất.
Theo như một vài truyền thuyết về cá anh vũ, cá anh vũ xuất hiện ở Việt Nam từ khoảng hơn 2000 năm trước công nguyên. Đến đời Hùng Vương thứ 3 (khoảng thế kỉ XIV), một ngư dân đã bắt được cá anh vũ tại khu vực sông Lô.
Lúc bấy giờ, loài cá anh vũ vẫn còn khá xa lạ nên đã mang đến dâng vua. Khi thưởng thức, vua cảm nhận được vị ngọt đậm khác hẳn với những loài cá khác, ăn xong cảm thấy cơ thể cảm thấy thoải mái và đầu óc minh mẫn hơn.
Từ đây, vua cho đây là loài cá quý hiếm và truyền chỉ cho người dân nếu bắt được phải đem tiến vua. cá anh vũ có tên tiếng Anh là Semilabeo notabilis chúng được xếp vào cùng với họ cá chép giòn.
Cá anh vũ sinh sống chủ yếu tại các khu vực sâu nước chảy trong và chảy xiết, đáy có đá và phân bố phổ biến tại khu vực thượng lưu các hệ thống sông sông Hồng, sông Kỳ Cùng và sông Lam thuộc các tỉnh Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình, Lạng Sơn, Nghệ An; phân bố chủ yếu ở phía Bắc Việt Nam và ở vùng cao Tây Nguyên.
Cá anh vũ được chia thành 3 loài: loài 1 là cá anh vũ Phú Thọ (nặng 1kg), loài 2 là cá anh vũ Tây Nguyên (nặng 2kg) và loài 3 là cá anh vũ đầu vàng (còn gọi là cá Hoàng Anh Vũ, trông như cá La Hán). Cá có thân dày, dài tròn và thuôn dần về phía đuôi, không có râu, khá giống với cá Trắm, cá Trôi ở đồng bằng
Thân cá màu xám tro, bụng màu vàng nhạt. Vây ngực có 14 tia vây, vậy bụng khoảng 8-9 tia vây, vây hậu môn có 5 tia vây, vây lưng có 8 tia vậy và vây đuôi thì chưa xác định chính xác, tất cả vây đều có màu xám hoặc xám vàng. Đặc biệt, vây lưng có hình dạng lưỡi liềm, uốn cong đều.
Mồm là đặc điểm nhận dạng đặc biệt và khác biệt nhất của loài cá anh vũ: mồm rất dày, trề ra và quặp xuống dưới, môi trên dày, môi dưới hình tam giác cũng khá dày, bên ngoài môi được bao phủ bởi một lớp trông như xúc tu bạch tuộc, với nhiều gai thịt tròn nổi.
Cá chỉ sống ở sâu trong các hang đá, nơi có nước xiết, vì chúng ưa nhiệt độ lạnh. Do sống chủ yếu ở những vùng nước xiết, nên cá phải có cái miệng cực khỏe để há ra, bám vào vách đá cho khỏi bị trôi đi. Đồng thời, dùng cái miệng đó để hàng ngày hàng giờ cạo vào rêu đá, bóc rêu ra ăn.
Vì thế, lâu dần, cái mõm cá cứ to dần và quặp lại giống như cái mõm lợn. cá anh vũ ăn rong rêu ở các tảng đá, dùng miệng để cạo và liếm rong rêu, chứ không đi tìm mồi như các loại cá khác. Ngoài ra, cá anh vũ còn ăn các loại tảo lục, tảo khuê và những loài động vật không xương sống nhỏ dưới nước.
Cá anh vũ được biết đến là loài cá có thịt ngon, có tác dụng làm thuốc chữa bệnh và mang cả ý nghĩa may mắn. Vì vậy nó trở thành một trong những loại cá đắt nhất Việt Nam và được các ngư dân, thương lái săn lùng ráo riết.
Việc khai thác quá mức cá anh vũ đã khiến loài cá này có nguy cơ tuyệt chủng cao, cần được bảo tồn ở mức V trong sách đỏ
Bạn đang xem: Việt Nam sở hữu loài cá chỉ 2 quốc gia có, vô cùng đắt đỏ
Chuyên mục: Kinh nghiệm mua sắm
Các bài liên quan
- Loại cá đứng đầu “tứ quý ngư” bất ngờ được bán giá “siêu rẻ”, nguồn gốc ở đâu?
- Cá chép giòn rao bán với giá “siêu rẻ”, chỉ từ 45 nghìn đồng/kg, nguồn gốc ở đâu?
- Loại cá bé bằng đầu ngón tay tăng giá cao dịp Tết, dân buôn ngày bán vài tạ
- Nghề phẫu thuật thẩm mỹ cho... cá: Sơ sẩy là mất tiền tỷ!
- Loại cá cảnh đắt nhất thế giới, có con gần 10 tỷ đồng gây tò mò
- Loài cá xưa toàn bị vứt ra bãi rác, nay chỉ giới siêu giàu mới dám ăn