Vì sao cà phê ớt gây 'sốt' ở Trung Quốc nhưng khó tạo trend tại Việt Nam?
Ra mắt từ tháng 12-2023 và đến nay vẫn "làm mưa làm gió" ở thị trường Trung Quốc nhưng món cà phê trộn ớt hay còn gọi là latte cay không tạo được trend tại Việt Nam như nhiều món khác
Thời gian vừa qua, nhiều món ăn - thức uống khi vừa "gây sốt" ở nước ngoài đều nhanh chóng du nhập Việt Nam và tạo thành "trend" (xu hướng) như bánh đồng xu phô mai (nguồn gốc từ Hàn Quốc), trà chanh giã tay, trà sữa nồi đất, lạp xưởng nướng đá (Trung Quốc)... Duy chỉ có món cà phê trộn ớt hay còn được gọi là latte cay do một cửa hàng cà phê Jingshi tại tỉnh Giang Tây sáng tạo ra vào tháng 12-2023 và nhanh chóng bùng nổ tại Trung Quốc nhưng đến nay ai dám thử sức kinh doanh loại thức uống này tại Việt Nam.
Theo giải thích của chủ quán cà phê Jingshi, món này được kết hợp giữa latte đá truyền thống với ớt khô, bột ớt nhằm đáp ứng nhu cầu ăn cay của người dân địa phương. Giá mỗi ly cà phê này 20 tệ/ly (tương đương 68.000 đồng)
Cửa hàng này cho biết đã có rất nhiều khách hàng vì tò mò nên đã đến thưởng thức sản phẩm này. Có ngày, quán bán ra khoảng 300 ly latte cay.
Đến đầu tháng 2-2024, thức uống này xuất hiện nhiều trên mạng xã hội. Tuy vậy, nhiều người dùng tại Việt Nam cho rằng món đồ uống trên khó tạo trend vì trái ngược với khẩu vị của người Việt. Hiện tại, trong nước vẫn chưa có điểm nào dám bán sản phẩm này.
Cà phê trộn ớt
Theo ông Hoàng Tùng, chuyên gia trong lĩnh vực F&B, cho biết không phải sản phẩm nào đang gây sốt tại Trung Quốc cũng có thể thu hút được thực khách Việt.
Để một sản phẩm tạo thành trend, ít nhất phải có các yếu tố như chất lượng, nội tại phải tốt và yếu tố lạ kích thích người tiêu dùng. Ví dụ như món trà chanh giã tay khi uống có vị rất lạ và thơm hoặc món kem Mixue, trà sữa nướng Vân Nam, cà phê muối... cũng dễ uống và có vị đặc trưng.
Dựa vào đó, ông Tùng cho rằng món cà phê trộn ớt chưa đủ yếu tố để tạo trend bởi chỉ có yếu tố lạ, còn lại đều chưa đáp được. Nếu món này xuất hiện ở Việt Nam cũng chỉ khiến mọi người nếm thử vì tò mò chứ khó duy trì được lâu.
Theo một chủ quán cà phê tại TP Thủ Đức, tên sản phẩm cà phê trộn ớt chỉ gây ra sự tò mò vì độc lạ, chứ hoàn toàn không hợp khẩu vị của người Việt.
"Chỉ cần nghe tới ớt là thực khách nghĩ đến cay, lại còn kết hợp với cà phê sữa đắng, ngọt. Nếu là thực khách, tôi không dám trải nghiệm món đồ uống trên"- chủ quán cà phê này nói.
Bạn đang xem: Vì sao cà phê ớt gây 'sốt' ở Trung Quốc nhưng khó tạo trend tại Việt Nam?
Chuyên mục: Kinh nghiệm mua sắm
Các bài liên quan
- Đu hot trend kẹp tóc hoa sứ, bánh đồng xu Hàn... kẻ khóc, người cười
- Giá cà phê trong nước tăng kỷ lục vì bị ‘kích giá’ như bất động sản
- Dâu tây Sơn La đổ về chợ Hà Nội, giá chỉ từ 50.000 đồng/kg
- 35.000 đồng/con cua 'mềm từ đầu tới chân', khóc cười mua hải sản online
- Lan đột biến nóng trở lại, giá hàng trăm triệu đồng: Dân buôn đang giăng bẫy?
- Người phụ nữ làm mâm lễ trầu cau, có khách đặt trước cả tháng