Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của quạt trần

Ngày nay, các thiết bị làm mát luôn không ngừng được đổi mới, đa dạng và phong phú hơn rất nhiều. Thế nhưng quạt trần vẫn luôn là một sự lựa chọn lý tưởng dành cho nhiều gia đình. Có khi nào bạn thắc mắc về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của quạt trần không? Theo dõi bài viết này để hiểu hơn về quạt trần bạn nhé!

Ngày nay, các thiết bị làm mát luôn không ngừng được đổi mới, đa dạng và phong phú hơn rất nhiều. Thế nhưng quạt trần vẫn luôn là một sự lựa chọn lý tưởng dành cho nhiều gia đình. Có khi nào bạn thắc mắc về nguyên lý hoạt động và cấu tạo của quạt trần không? Theo dõi bài viết này để hiểu hơn về quạt trần bạn nhé!

Cấu tạo quạt trần

Tìm hiểu đôi nét về quạt trần

Quạt trần đã xuất hiện từ thế kỷ 19, và theo thời gian mặc dù có nhiều thiết bị làm mát hiện đại ra đời nhưng quạt trần vẫn giữ được “chỗ đứng” trong lòng người tiêu dùng để trở thành một trong những thiết bị làm mát được nhiều người ưa chuộng nhất.

Quạt trần (tiếng Anh là ceiling fan) chính là thiết bị làm mát được treo trên trần nhà. So với những loại quạt thông thường khác, quạt trần có khả năng làm mát ở không gian rộng hơn, đồng thời cũng tiết kiệm diện tích sử dụng hơn.

Hiện nay, quạt trần cũng rất đa dạng về mẫu mã. Và để giúp bạn có được cái nhìn tổng quan nhất, chúng tôi tạm thời phân loại quạt trần dựa vào những khác biệt về cấu tạo và nguyên lý hoạt động như sau:

Quạt trần có cánh

Về cơ bản thì các sản phẩm của dòng quạt trần này có nguyên lý hoạt động tương tự nhau nhưng chỉ khác nhau về thiết kế. Chúng được chia ra làm 3 loại sau:

  • Quạt trần truyền thống: Loại quạt này có sải cánh rộng 1,2 - 1,5m và cánh luôn xòe ra.
  • Quạt trần hộp: Loại quạt này có cấu tạo cũng khá đặc biệt, động cơ và cánh quạt đều được nằm trong một khung hộp. Cánh của loại quạt này luôn xòe và thường ngắn hơn nhiều so với cánh quạt trần thông thường.
  • Quạt trần tự thu cánh: Khi không hoạt động, cánh của loại quạt này sẽ được thu gọn lại. Cánh quạt loại này cũng thường ngắn hơn cánh quạt trần truyền thống.

Quạt trần có cánh

Quạt trần không cánh

Chỉ cần nghe tên thôi bạn đã thấy được sự đặc biệt của loại quạt trần này đúng không? Đây là dòng quạt trần còn khá mới mẻ tại thị trường Việt Nam. Nó cũng có cấu tạo và nguyên lý khác hẳn những dòng quạt trần ở trên.

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung vào cấu tạo và nguyên lý hoạt động của quạt trần có cánh. Còn về loại quạt trần không cánh, bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây.

Cấu tạo quạt trần như thế nào?

Về cơ bản, quạt trần được cấu tạo gồm các bộ phận sau:

  • Động cơ điện: Đây là bộ phận tạo chuyển động quay cho quạt trần. Thường thì động cơ điện sẽ có 2 loại là loại có tụ và loại có vòng chập. Bộ phận này được đặt bên trong bầu quạt.
  • Cánh quạt: Bộ phận này khi quay sẽ có chức năng tạo ra gió. Nó thường được làm từ chất liệu nhựa, gỗ, hợp kim hoặc sợi thủy tinh… Số lượng cánh quạt có thể khác nhau từ 3, 4, 5 hoặc thậm chí là 10 cánh. 
  • Hộp số (bộ điều tốc): Bộ phận này dùng để điều chỉnh tốc độ gió của quạt. Thông thường quạt trần sẽ có từ 3 - 9 mức tốc độ gió khác nhau.
  • Ty quạt trần (ống treo): Bộ phận này có tác dụng dùng để treo quạt lên trần nhà.
  • Phễu trên: Nó có tác dụng che đi phần móc treo hoặc phần vít và hộp điện nhằm tăng thêm tính thẩm mỹ cho quạt trần.

Cấu tạo quạt trần

Cấu tạo quạt trần

Ngoài những bộ phận này, một số mẫu quạt trần hiện đại ngày nay còn có thêm:

  • Đèn trang trí: Bộ phận này được lắp ở dưới cánh quạt và có dạng đơn hoặc dạng chùm khá cầu kỳ. Nó sẽ giúp chiếu sáng và trang trí cho không gian căn phòng trở nên đặc biệt, ấn tượng hơn.
  • Điều khiển từ xa: Bộ phận này giúp nâng cao trải nghiệm cho người dùng. Bạn có thể điều chỉnh tốc độ quạt, tắt, mở quạt từ xa mà không cần di chuyển đến hộp số như trước nữa. Một số loại điều khiển quạt còn được trang bị thêm cả màn hình hiển thị để người dùng thuận tiện quan sát hoạt động của quạt.

Quạt trần có đèn trang trí

Quạt trần có đèn trang trí

Nguyên lý hoạt động của quạt trần

Khi bạn bật quạt trần, quạt sẽ được cung cấp điện. Sau đó động cơ quạt được khởi động và quay theo thiết lập. Chuyển động của động cơ sẽ được truyền đến cánh quạt, từ đó làm cánh quạt quay và tạo ra luồng gió mát.

Luồng gió tạo ra từ quạt mạnh hay yếu còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tốc độ quay của động cơ, thiết kế của quạt (cánh quạt dài hay ngắn, công suất quạt trần lớn hay nhỏ…). Thông thường chiều quay đúng của cánh quạt trần sẽ là ngược với chiều kim đồng hồ khi nhìn từ dưới lên. Nếu quạt trần quay thuận chiều kim đồng hồ thì bạn có thể sẽ không thấy mát.

Vậy là qua bài viết này, chúng tôi đã giúp bạn nắm được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của quạt trần. Mong rằng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn lựa chọn cũng như sử dụng quạt trần hiệu quả hơn.

Bạn đang xem: Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của quạt trần

Chuyên mục: Điện máy gia dụng

Chia sẻ bài viết