Tại sao tủ sấy quần áo không nóng? Các lỗi trên tủ sấy quần áo và cách sửa
Những lỗi thường gặp trên tủ sấy quần áo và cách khắc phục từng lỗi như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu và giải quyết vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.
Sử dụng tủ sấy quần áo rất tiện dụng để hong khô quần áo ngay trong nhà mà không cần phơi ngoài trời, đặc biệt hữu ích trong những ngày thời tiết ẩm ướt, mưa lạnh. Trong quá trình sử dụng, đôi khi bạn sẽ gặp phải một số lỗi khá phổ biến.
Xem nhanh nội dung
Những lỗi thường gặp trên tủ sấy quần áo
Dưới đây là 4 lỗi thường gặp nhất trên tủ sấy quần áo mà bạn cần biết. Hãy bình tĩnh kiểm tra trước khi mang ra hàng vì chưa chắc là máy đã hỏng bạn nhé.
Lỗi tủ sấy quần áo đang chạy thì dừng
Hãy kiểm tra xem lỗ thông gió của tủ có bị kẹt bởi vật gì không (thường là quần áo sấy vướng vào). Hoặc đôi khi, vì quên mất là bạn đang hẹn giờ hoạt động cho tủ sấy nên đến giờ là máy dừng lại.
Nếu máy hẹn giờ, bạn tắt đi bật lại là tủ sấy hoạt động bình thường. Còn nếu quần áo vướng vào lỗ thông gió thì bạn nhẹ nhàng gỡ ra là được.
Lỗi tủ sấy quần áo không nóng dù đang hoạt động
Dù chế độ nóng mạnh nhất giúp máy sấy quần áo nhanh khô hơn, tuy nhiên, nếu bạn chọn mức nóng mạnh nhất trong một thời gian dài liên tục thì bộ phận sinh khí nóng dễ bị hỏng. Vì thế, bạn nên chọn chế độ nhiệt sấy phù hợp để vừa giúp máy hoạt động ổn định, vừa tránh lãng phí điện năng không cần thiết.
Lỗi tủ sấy quần áo rung mạnh, kêu to
Nếu tủ sấy dùng lâu ngày, có nhiều bụi tích tụ bên trong củ sấy, hoặc củ sấy có vật lạ bên trong làm cản trở hoạt động của máy sẽ khiến tủ sấy có biểu hiện kêu to và rung lắc. Nếu máy có biểu hiện này, bạn hãy nhanh chóng kiểm tra củ sấy, đồng thời định kỳ vệ sinh máy để máy hoạt động tốt và bền hơn.
Lỗi tủ sấy quần áo sấy lâu khô
Đây cũng là một trong những lỗi thường gặp trên tủ sấy quần áo. Khi thấy quần áo sấy lâu khô hơn bình thường, bạn hãy nghĩ ngay đến các nguyên nhân sau:
- Không kéo kín hoặc quên không kéo vải bạt phủ khiến nhiệt bị thoát ra ngoài, không đủ hơi nóng để sấy khô quần áo như dự kiến.
- Không vắt kỹ quần áo trước khi cho vào tủ sấy. Nhiều người có tâm lý đã có tủ sấy thì tủ sẽ làm hết công việc sấy khô quần áo, vì thế chỉ vắt nhẹ thậm chí không vắt quần áo mà cho vào tủ sấy luôn. Điều này vô tình làm quần áo lâu khô hơn rất nhiều, thậm chí nước ở quần áo rơi vào củ sấy sẽ khiến củ sấy bị hỏng.
- Treo quần áo quá dày, để quá nhiều quần áo vào trong tủ sấy khiến quần áo lâu khô và khô không đều.
Tất cả những lỗi thường gặp trên tủ sấy quần áo đều khắc phục khá dễ. Nếu đã kiểm tra cơ bản hết các lỗi trên mà máy vẫn không hoạt động như mong muốn thì bạn mang ra hàng sửa tủ sấy quần áo nhé.
Một số lưu ý cần thiết khi dùng tủ sấy quần áo
- Những lần sấy đầu tiên nên thường xuyên kiểm tra độ khô của quần áo trong khi sấy, thông thường là 10-15 phút một lần. Điều này giúp bạn biết được quần áo nào nhanh khô, đã khô để cất đi, hạn chế tình trạng quần áo quá khô do sấy quá lâu khiến quần áo bị co rút lại. Bên cạnh đó, bạn cũng biết được dạng quần áo nào lâu khô để căn chỉnh thời gian chính xác cho các lần sấy sau.
- Vắt kiệt quần áo trước khi cho vào tủ sấy, giúp quần áo nhanh khô hơn, tiết kiệm thời gian và điện năng.
- Cho lượng quần áo vào tủ sấy quần áo theo hướng dẫn của nhà sản xuất, tránh cho quá nhiều.
- Chọn chế độ sấy phù hợp theo từng loại vải, ví dụ vải lụa mềm chọn nhiệt độ sấy thấp, quần áo dày chọn mức nhiệt sấy cao. Điều này giúp bảo vệ quần áo bền hơn, tránh để nhiệt độ quá cao khiến vải nhanh hỏng, hoặc tránh nhiệt độ quá thấp khiến quần áo lâu khô.
- Nên vuốt phẳng quần áo trước khi sấy, dù là quần áo dễ nhăn hay không.
- Có những vị trí đặt quần áo trong tủ sấy khiến quần áo khô nhanh hơn, nếu cần sấy nhanh món đồ nào thì bạn nên đặt ở vị trí quần áo sấy nhanh khô nhất.
- Cho máy nghỉ hợp lý để đảm bảo máy hoạt động trơn tru. Thời gian tham khảo là để tủ sấy nghỉ ít nhất 30 phút sau khoảng thời gian 5-6 tiếng hoạt động.
Nguyên tắc đảm bảo an toàn khi dùng tủ sấy quần áo
Ngoài ra, bạn cần lưu ý những yếu tố sau để đảm bảo an toàn khi dùng tủ sấy quần áo:
- Không nên sấy thường xuyên các món quần áo có nhiều phụ kiện bằng kim loại để tránh phụ kiện rơi vào bộ phận sấy của tủ sấy ở phía dưới đáy tủ.
- Không nên sấy quần áo dính dầu mỡ trong tủ sấy quần áo vì chúng có khả năng bắt lửa nếu nhiệt độ quá nóng.
- Không chạm vào phần phía trên lỗ thông gió (phần kim loại) khi máy đang hoạt động hoặc khi vừa sấy xong để tránh bị bỏng.
- Nên vệ sinh lau chùi tủ sấy bằng khăn ẩm thay vì giặt rửa bằng nước.
- Nên đặt tủ sấy quần áo cách xa nguồn nước hoặc lửa tối thiểu 1m để hạn chế những rủi ro không đáng có.
Trên đây là những lỗi thường gặp trên tủ sấy quần áo và cách khắc phục các lỗi này, bạn nên lưu ý để sử dụng sản phẩm hiệu quả nhé. Nếu bạn có nhu cầu mua tủ sấy khô quần áo nói riêng cũng như các sản phẩm khác trong mùa mưa, mùa nồm ẩm như máy hút ẩm, điều hòa 2 chiều, máy giặt, máy giặt sấy, máy sấy quần áo,.
Bạn đang xem: Tại sao tủ sấy quần áo không nóng? Các lỗi trên tủ sấy quần áo và cách sửa
Chuyên mục: Điện máy gia dụng
Các bài liên quan
- Hướng dẫn cách lắp và sử dụng tủ sấy quần áo Samsung chi tiết nhất
- Hướng dẫn cách sử dụng máy sấy Heat Pump 9kg LG DVHP09W
- Hướng dẫn sử dụng máy sấy quần áo Electrolux EDV705HQWA 7kg (2019)
- Tác hại của việc mặc quần áo ẩm mốc và cách khắc phục
- Báo giá tủ sấy quần áo cập nhật mới nhất, rẻ nhất hiện nay
- Tủ sấy quần áo có tốn điện không?