Nylon là gì, có bao nhiêu loại? Nylon nào an toàn cho sức khoẻ?
Hàng ngày chúng ta tiếp xúc với khá nhiều đồ dùng gia đình bằng nylon nhưng hẳn chưa hiểu rõ bản chất của nó cũng như loại nào an toàn sức khoẻ... Cùng tìm hiểu thử nylon là gì, đâu là loại chúng ta thường dùng và nên chọn dùng nhé!
Hàng ngày chúng ta tiếp xúc với khá nhiều đồ dùng gia đình bằng nylon nhưng hẳn chưa hiểu rõ bản chất của nó cũng như loại nào an toàn sức khoẻ... Cùng tìm hiểu thử nylon là gì, đâu là loại chúng ta thường dùng và nên chọn dùng nhé!
1Nylon là gì?
Với đặc tính mềm, mịn nhưng không thấm nước, chịu được các hiện tượng thời tiết, có thể kháng lại các ảnh hưởng của tự nhiên như nấm mốc hay côn trùng, nylon nhanh chóng được ứng dụng và sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực và ngành nghề từ nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải đến xây dựng…
Từ sợi nylon hay nylon miếng người ta có thể chế tạo ra các sản phẩm quen thuộc như thảm lau chân, khăn trải bàn, áo mưa, túi đựng rác, găng tay, màng bọc thực phẩm, dụng cụ nhà bếp…Trong đó được sử dụng nhiều nhất hẳn là túi nylon.
2Phân loại nylon theo chất liệu
Các sản phẩm nylon trên thị trường chủ yếu chế tạo từ PolEthylene (Nhựa PE) và PolyPropylene (nhựa PP).
Nhựa PE
- Là 1 loại nhựa nhiệt dẻo, màu trắng hơi trong, không dẫn điện và không dẫn nhiệt, không cho nước và khí thấm qua.
- Nó trơ về mặt hóa học (không phản ứng với các chất chứa axit, kiềm, brom và ít bị hòa tan trong nước, các loại dung môi, chất tẩy…).
- Nhựa PE hấp thụ và giữ mùi trong bản thân bao bì và có thể hấp thụ ngược trở lại thực phẩm chứa đựng trong nó.
- Tùy từng loại mà PE có nhiệt độ nóng chảy khác nhau, ở khoảng 120 độ C.
Tùy theo mật độ PolyEthylene người ta lại chia nhựa PE thành nhiều loại, trong đó được sử dụng phổ biến nhất là HDPE và LDPE.
Nhựa HDPE
HDPE là nhựa có mật độ PolyEthylene cao. HDPE có độ bền cao, chịu va đập, ít biến dạng hay trầy xước, chịu được nhiệt độ 120 độ C trong thời gian ngắn, không bị tác dụng của môi trường, không tiết ra độc tính.
HDPE được xem là loại nhựa tốt nhất và an toàn nhất. Nó được sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực bao bì, thường dùng để sản xuất các sản phẩm bằng nhựa như: chai nhựa, bình đựng sữa, các loại bình nhựa cứng, bình đựng chất tẩy rửa, bình chứa dầu ăn, đồ chơi và 1 số túi nhựa.
Các sản phẩm làm từ nhựa HDPE thường được ký hiệu số 2 trên bề mặt để nhận biết.
Nhựa LDPE
LDPE là nhựa có mật độ PolyEthylen thấp, trơ về mặt hóa học nhưng kém bền về vật lý hơn so với HDPE (chịu nhiệt ở 95 độ C trong thời gian ngắn nên không dùng được trong lò vi sóng, dễ gãy vỡ và trầy xước hơn so với HDPE).
Ứng dụng chủ yếu chế tạo các chai lọ đựng hóa chất, găng tay nylon, túi nylon, túi đựng hàng và vỏ bánh.
LDPE được ký hiệu số 4 trên các sản phẩm thành phần.
Nhựa PP
Đặc điểm:
- Tính bền cơ học cao (khó bị xé hay kéo đứt), tuy nhiên dễ bị xé rách khi có 1 vết cắt hay vết thủng nhỏ, khá cứng, không mềm dẻo như PE, thường được chế tạo thành dạng sợi.
- Hơi trong suốt, độ bóng bề mặt cao, có khả năng in ấn trên bề mặt rõ nét.
- Chịu được nhiệt độ cao 130 – 170 độ C.
- Có khả năng chống thấm oxy, hơi nước, dầu mỡ và các khí khác.
Nhờ khả năng trơ về hóa học tương đối cao và độ bền vật lý cũng như độ bền nhiệt tốt nên nhựa PP được dùng rộng rãi trong chế tạo hộp đựng thực phẩm (nhất là loại dùng được trong lò vi sóng), bao bì 1 lớp bảo quản thực phẩm, bao bì đựng lương thực hay ngũ cốc.
PP cũng được sản xuất dạng màng phủ ngoài đối với bao bì sản phẩm nhiều lớp để tăng tính chống thấm khí, hơi nước, tạo độ bóng cao cho bao bì, đồng thời dễ in ấn và dễ xé rách để mở bao bì (do có tạo sẵn một vết đứt).
Nhựa PP được ký hiệu số 5 trên sản phẩm.
3Chuyên gia khuyên dùng
Chọn nylon an toàn cho sức khỏe sẽ cần lưu ý khi dùng chúng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Trong trường hợp này, thường khuyến khích chọn nhựa HDPE hoặc nhựa PP.
Nếu so sánh về độ bền và khả năng chịu nhiệt thì nhựa PP có ưu thế hơn so với HDPE.
Sản phẩm làm từ nhựa HDPE hay PP đều là sản phẩm an toàn sức khỏe và thân thiện môi trường, có khả năng tái chế.
Riêng với sản phẩm từ nhựa LDPE dù chúng cũng khá an toàn nhưng lại không thể tái chế, kém thân thiện với môi trường.
Để bảo vệ sức khỏe và bảo vệ môi trường, mọi người cần hiểu để chọn đúng sản phẩm nhựa nylon an toàn, có khả năng tái chế, tránh “chất thải nhựa” phá hủy sự trong lành sạch đẹp của không gian sống và môi trường tự nhiên.
Bạn đang xem: Nylon là gì, có bao nhiêu loại? Nylon nào an toàn cho sức khoẻ?
Chuyên mục: Kinh nghiệm mua sắm
Các bài liên quan
- Xiaomi ra mắt thùng rác thông minh, tự động mở nắp và khóa túi rác, giá 974.000 đồng
- Có bao nhiêu loại găng tay nylon, nên chọn loại nào?
- Nylon sinh học tự hủy là gì? Sử dụng có an toàn không?
- Mẹo giảm cân, đánh tan mỡ thừa hiệu quả với màng bọc thực phẩm
- Màng bọc thực phẩm có dùng trong lò vi sóng được không?
- 10 mẹo sử dụng màng bọc thực phẩm siêu tiện lợi chị em nhất định phải biết