Nuôi cua biển trong nhà rộng 300 m2 ở Hà Nội
Để nuôi được cua biển, anh Cảnh phải nghiên cứu lắp đặt hệ thống lọc nước tuần hoàn mới có thể giữ được vi lượng và khoáng chất trong nước.
Trại nuôi cua của anh Lê Đức Cảnh (37 tuổi) rộng khoảng 300 m2
ở xã Vạn Phúc (huyện Thanh Trì, Hà Nội) hoạt động đã được 5 tháng.
Đây là mô hình nuôi cua trong nhà thứ hai ở miền Bắc (một mô hình
khác ở Hạ Long, Quảng Ninh).
Công việc đầu tiên vào mỗi buổi sáng, công nhân theo dõi tình
trạng sức khoẻ của cua được cập nhật trên bảng như bỏ ăn nhiều ngày
hay có những biểu hiện lạ.
Để tiết kiệm diện tích và thu hẹp mô hình để dễ quản lý, những
con cua biển tại đây được nuôi riêng trong những chiếc hộp, nhiều
gian tầng khác nhau và đánh số thứ tự. Điều này giúp cua tránh đánh
và ăn thịt lẫn nhau. Anh Cảnh nói vui đây là những con cua sống
trong "chung cư mini".
Hiện nay, trang trại có hơn 1.000 chiếc hộp. Để có nước biển
anh Cảnh phải thuê xe chở những téc nước từ Hạ Long về Hà Nội với
chi phí đầu tư ban đầu hết khoảng 450 triệu đồng. "Môi trường sống
của cua biển rất quan trọng, khoảng hơn 1 năm thay nước một lần.
Trong 1 năm sử dụng lượng nước sẽ bốc hơi ít nhiều, chúng tôi kết
hợp thêm khoảng 30% nước ngọt và muối nhân tạo", anh Cảnh cho
biết.
Hệ thống nước ở đây được lắp đặt theo lọc nước tuần hoàn, không
sợ bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài mà vẫn giữ được lượng vi
lượng và các khoáng chất trong nước như canxi, sắt, magie... để cho
cua phát triển.
Thức ăn thừa và chất thải của cua sẽ đi qua hệ thống lọc thô,
sau đó đi ra bể vi sinh và hệ thống khử khuẩn. Những vi sinh sống
nhờ vào hạt nhựa kaldnes có vai trò như san hô để lọc thức ăn thừa,
chất thải của cua giúp môi trường sạch hơn.
Tại đây có 2 loại cua giống đó là cua lột và cua cốm. Trong đó
cua lột đem lại thành phần giá trị dinh dưỡng cao, mỗi đợt thu
hoạch mất khoảng 30-35 ngày chăm sóc. Giá trung bình cho mỗi kg cua
biển từ 800.000 đồng, 4 con cua sẽ được khoảng 1 kg.
Mỗi ngày những con cua được công nhân cho ăn 3 bữa. Thức ăn
chính của chúng là ốc, ngao và cá. "Cua nuôi trong hộp thịt sẽ
không bị ảnh hưởng bởi vận động như gà chạy bộ mà chủ yếu phụ thuộc
vào thành phần dinh dưỡng trong thức ăn", anh Cảnh cho biết
thêm.
Không chỉ nghiêm ngặt về nguồn nước, anh Cảnh còn cho xây những
bè để nuôi cá, ốc và ngao một phần là vì tiết kiệm chi phí phần còn
lại là đảm bảo được thức ăn của cua không có tạp chất bên
trong.
Nước nuôi cua biển được thường xuyên kiểm tra, ít nhất 3 lần
mỗi ngày nhằm kiểm tra độ mặn, pH. Lượng cua trong thời gian đầu
anh Cảnh nuôi cũng đã chết rất nhiều do nguồn nước không được đảm
bảo.
Trong quá trình nuôi và quan sát khi thấy cua chuẩn bị lột, anh
Cảnh sẽ đánh dấu từng ô để thu hoạch. "Cua vừa lột xong, vỏ còn mềm
thì tôi sẽ hút chân không, cấp đông để bán cho khách. Nếu không làm
thế 1 tiếng sau mai cua sẽ cứng lại như bình thường", anh
nói.
Bạn đang xem: Nuôi cua biển trong nhà rộng 300 m2 ở Hà Nội
Chuyên mục: Kinh nghiệm mua sắm
Các bài liên quan
- Ghẹ bông đỏ ngập chợ có giá rẻ “bất ngờ”, chỉ từ 160 nghìn đồng/kg
- Vì sao cua nâu Nauy 'siêu to, siêu gạch' giá chưa đầy 300.000 đồng/kg?
- Cua nâu Nauy siêu gạch giá cả phải chăng, gây bão các chợ online khiến chị em chốt đơn không cần nghĩ
- Cua hai da vào mùa được lùng mua, nhiều nơi không đủ hàng để bán
- Cua biển nhập ngoại rẻ hơn cua trong nước
- Mẹt ghẹ vỉa hè đắt nhất Hà Nội và lời đồn bà chủ U70 bán hàng rong tậu được biệt thự