Nguyên lý hoạt động và hướng dẫn sử dụng máy khoan rút lõi bê tông

Máy khoan rút lõi bê tông là một dụng cụ mạnh mẽ sẽ giúp bạn không phải phá cả khối bê tông, mà chỉ cần khoét một phần nhỏ để khoan xuống theo đường lỗ như bê tông, bê tông cốt thép, gạch, bê tông khối, đá hay các công việc khác trong ngành xây dựng. Tuy nhiên một nhược điểm của máy khoan đập bê tông chính là vận hành đập mạnh mẽ, nên thường hay gây ra một số lỗi khi hoạt động. Sau đây là cách khắc phục và hướng dẫn sử dụng an toàn với máy khoan đập bê tông.

Bê tông là một loại đá nhân tạo rất cứng và không thể phá bỏ nếu dùng búa đập bằng tay. Và để xử lý vấn đề đó, bạn cần phải nhờ đến một dụng cụ chuyên dụng là "Máy khoan rút lõi bê tông". Vậy cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy khoan rút lõi bê tông như thế nào? Làm sao để sử dụng máy một cách an toàn và hiệu quả nhất.

Nguyên lý hoạt động và hướng dẫn sử dụng với máy khoan rút lõi bê tông

Nguyên lý hoạt động và hướng dẫn sử dụng với máy khoan rút lõi bê tông

Nguyên lý hoạt động của máy đập bê tông

Máy khoan rút lõi bê tông là một dụng cụ mạnh mẽ sẽ giúp bạn không phải phá cả khối bê tông, mà chỉ cần khoét một phần nhỏ để khoan xuống theo đường lỗ như bê tông, bê tông cốt thép, gạch, bê tông khối, đá hay các công việc khác trong ngành xây dựng.

Sau đây META sẽ giới thiệu mô hình về máy khoan rút lõi bê tông Bosch, để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về nguyên lý hoạt động của máy đập bê tông Bosch nói riêng và các dòng máy đập bê tông nói chung.

Các bộ phận của máy khoan bê tông Bosch.

  1. Thân máy
  2. Bộ chổi than
  3. Rô tơ động cơ khoan (phần chuyển động)
  4. Stato động cơ (phần đứng yên)
  5. Quạt gió.
  6. Phần truyền chuyển động trung gian.
  7. Phần truyền động trục khoan
  8. Bộ bánh răng trục khoan
  9. Vòng bi trục.
  10. Đầu kẹp mũi khoan.

 Các bộ phận bên trong của máy khoan rút lõi bê tông

Các bộ phận bên trong của máy khoan rút lõi bê tông 

Nguyên lý của máy khoan búa cầm tay như sau: Nguồn điện cấp cho bộ chổi than (2) làm quay động cơ (3). Khi đó động cơ và mô men xoắn sẽ truyền chuyển động đến trục trung gian (6). Tại đây trục trung gian thực hiện hai nhiệm vụ là tạo ra lực xung của búa qua một kết cấu đặc biệt như trên hình và nhiệm vụ thứ 2 là tạo ra lực xoắn (lực quay) truyền chuyển động quay lên trục khoan qua bộ bánh răng (8). Khi đó máy khoan vừa quay để khoan và vừa tạo ra lực gõ như búa vào trục khoan nhằm tăng thêm lực khi khoan, đặc biệt là khoan được những vật liệu khó cứng như bê tông.

Các máy khoan khác nhau sẽ làm việc nhanh và mạnh hơn, điều đó còn tùy vào công suất cũng như tốc độ đập của mỗi máy.

Một số lỗi thường gặp khi sử dụng máy khoan đập bê tông

Máy khoan bê tông tạo một lực rất lớn khi đục phá lỗ nhỏ trên bề mặt và cũng chính vì ưu điểm đó mà máy thường gây ra một số lỗi nhỏ cho người dùng:

Vỡ mũi khoan rút lõi bê tông:

Mặc dù thiết bị chuyên dụng được thiết kế để thực hiện công việc khoan, nhưng trong quá trình sử dụng khoan, mũi khoan có thể bị hỏng do lực khoan mạnh, cộng với đó là vật liệu có độ cứng cao như sỏi trộn với bê tông... gây nên.

Khoan lõi bê tông chậm:

Trường hợp này cũng rất thường xuyên gặp phải, việc khoan xuống bị chậm lại sẽ mất rất nhiều thời gian.

Mũi khoan bị bào mòn:

Trong quá trình sử dụng về lâu dài, chúng ta cũng không thể tránh khỏi việc mũi khoan bị bào mòn. Tùy theo tần suất làm việc cũng như khả năng làm việc của từng dòng máy mà mũi khoan sẽ bị bào mòn chậm hay nhanh.

Để lựa chọn được mũi khoan rút lõi bê tông có độ bền cao, sắc bén bạn nên tìm mua của một số hãng có tên tuổi trên thị tường như DCA, Kynko.

Hướng dẫn sử dụng an toàn với máy khoan đập bê tông

Giải quyết những trục trắc từ mũi khoan

Làm sạch lõi khoan:

Để mũi khoan được làm việc hiệu quả hơn. Bạn cần vệ sinh mũi khoan bê tông bằng cách khoan vào máy mài mũi khoan chuyên dụng. 

Tăng nước làm mát cho khoan:

Trong quá trình khoan liên tục, máy khoan lõi bê tông sẽ không tránh khỏi hiện tượng nóng máy. Và để giảm nhiệt độ của máy bạn nên thêm "dung dịch làm mát chuyên dụng cho động cơ" thông qua trung tâm khoan. Điều này sẽ giúp máy khoan giảm nhiệt, làm việc hiệu quả hơn và tránh vỡ hoặc mài mòn.

Giảm áp lực đặt trên khoan:

Muốn giảm áp lực lên khoan hãy thử khoan với áp suất tiếp xúc tối thiểu, bạn nên sử dụng áp suất ẩm. Tức là, khoan xuống đến 30 giây để chất làm mát có thể xuyên sâu vào vật liệu khoan. Làm điều này cho đến khi công việc được hoàn thành, hãy nhớ làm điều này để tránh các vấn đề về khoan.

Kiểm tra độ lệch tâm của khoan:

Để mũi khoan được chắc chắn và an toàn hơn khi sử dụng. Hãy tháo khoan từ máy, làm sạch sợi và các bộ phận khác, sau đó sử dụng máy đo để kiểm tra độ lệch tâm và điều chỉnh cho phù hợp.

Hướng dẫn sử dụng an toàn vơi máy khoan rút lõi bê tông

  • Người thợ khoan nhất thiết phải hiểu rõ các chỉ dẫn hoặc nội dung trong sách hướng dẫn đi kèm và các yêu cầu đảm bảo an toàn của thiết bị khoan. Trong quá trình khoan, cả thợ chính và thợ phụ đều bắt buộc mang các thiết bị bảo hộ bao gồm kính bảo hộ, giày bảo hộ, quần áo bảo hộ, bịt tai, mũ bảo hộ và khẩu trang. Không được mặc quần áo quá rộng hay các loại nữ trang trong lúc vận hành các thiết bị khoan. Giữ cho tay và quần áo cách xa các bộ phận chuyển động của máy khoan.
  • Cân nhắc trong điều kiện hoạt động, đặc biệt là đối với máy khoan rút lõi bê tông thủy lực, phải đảm bảo được các vòi và khớp nối ở trong điều kiện tốt nhất. Không được để dây nguồn chạm vào nước hay ở gần nước. Không được chạm vào các bộ phận đang quay của máy khoan trong bất kì hoàn cảnh nào.
  • Khi neo chân đế máy khoan rút lõi bê tông phải đảm bảo chân máy khoan được giữ chặt bằng các neo dùng cho khoan rút lõi. Điều chỉnh cho chân máy khoan đứng bằng, đồng thời kiểm tra để chân không bị lắc lư
  • Có thể sử dụng đế dạng hút chân không, khi bề mặt nằm ngang và đệm cho hệ thống chân không hoạt động tốt hơn. Nhưng tuyệt đối không được dùng đế dạng hút chân không, khi khoan tường hoặc trần nhà vì rất nguy hiểm. 
  • Khoan rút lõi bê tông cần có nước để hạ nhiệt trong mũi cũng như giảm bụi trong khi thi công. Nhưng nước cần chảy với lượng vừa phải, hạn chế lạm dụng sẽ gây trơ mũi khoan khiến việc thi công chậm chạp
  • Trường hợp máy gặp trục trặc trong quá trình khoan, tắt máy và rút dây cắm khỏi nguồn điện. Không được tự ý sửa máy. Các bộ phận điện trên máy khoan chỉ có thể được sửa chữa bởi chuyên gia có kinh nghiệm.

Trên đây là bài viết giới thiệu về các lỗi thường gặp ở máy khoan rút lõi bê tông và cách khắc phục, sẽ giúp người dùng sử dụng máy khoan rút lõi bê tông đúng cách để mang lại hiệu quả cao. Nếu Quý khách có nhu cầu mua máy khoan rút lõi bê tông thì có thể tham khảo trên META.vn hoặc liên hệ số điện thoại: 024.3785.5633 hoặc 028.3830.8569 để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi sẽ giao hàng miễn phí tại nội thành Hà Nội và Hồ Chí Minh.

Bạn đang xem: Nguyên lý hoạt động và hướng dẫn sử dụng máy khoan rút lõi bê tông

Chuyên mục: Công cụ, dụng cụ

Chia sẻ bài viết