Ngành may mặc, da giày Việt Nam thích ứng với khó khăn thế nào?
Đối với thị trường may mặc nói chung cũng như ngành da giày nói riêng, sự khó khăn khi phải đối diện với sự suy thoái của nền kinh tế là không ít, mặc dù có sự tăng trưởng nhưng không đáng kể. Theo như dự đoán, do chịu tác động từ nhiều yếu tố khách quan nên tốc độ tăng trưởng này trong 6 tháng cuối năm 2023 sẽ gặp thêm những thách thức như thiếu nguồn cung, khan hiếm về nguyên liệu…
Tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại một năm sau xung đột Nga-Ukraine, dẫn đến thắt chặt chính sách tiền tệ và ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất. Bên cạnh đó, những thiệt hại do đại dịch COVID-19 gây ra đã tác động đến nền kinh tế và lực lượng lao động của ngành dệt may trong nước. Ngành dệt may Việt Nam kết thúc năm 2022 thành công với kim ngạch xuất khẩu 44 tỷ USD, tăng gần 10% so với năm 2021.
Tuy nhiên, nhiều dấu hiệu tiêu cực từ quý IV/2022 như tăng trưởng toàn cầu chậm lại, lạm phát cao và lãi suất tăng cho thấy nhu cầu đối với hàng dệt may cũng sẽ sụt giảm trong năm 2023, đặc biệt là tại Việt Nam, thị trường nhập khẩu lớn của Mỹ và EU. Còn quý I/2023, tình hình nhìn chung kém khả quan hơn do thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam cũng phải đối phó với các biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô. Đối với ngành sợi, giá bán sợi giảm đáng kể từ quý 3 và quý 4 năm 2022 do nhu cầu toàn cầu đối với mặt hàng này giảm đáng kể.
Việt Nam hiện là nước xuất khẩu giày dép lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc và có một số thương hiệu Việt Nam rất tốt. Ngành da giày hiện nay đang lo ngại thiếu nguyên liệu và khó nhập khẩu. Đối với các công ty lớn, việc cung ứng nguyên phụ liệu không khó do có chuỗi cung ứng rộng lớn, nhưng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc cung ứng nguyên phụ liệu gặp nhiều khó khăn do không thể nhập khẩu theo đơn đặt hàng riêng lẻ. Tình trạng này vẫn tiếp diễn kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19, nhưng nó đang dần được cải thiện.
Các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản đều giảm do lạm phát, tiêu dùng giảm và đặc biệt là tồn kho hàng thời trang cao. Những yếu tố này ảnh hưởng đến tình trạng đơn hàng của ngành da giày. Tình hình dự kiến sẽ không trở nên tốt hơn cho đến cuối quý 2 năm 2023. Điều này cũng sẽ tác động không nhỏ đến đơn hàng và lao động trong ngành da giày. Các doanh nghiệp cũng xem đây là một trong những thách thức lớn mà ngành phải đối mặt.
Mặc dù tỷ lệ nội địa hóa của ngành da giày thời gian qua đã chứng kiến sự tăng nhẹ (hiện đạt 55%, đặc biệt đối với giày thể thao là 70-80%) nhưng việc đầu tư, sản xuất nguyên phụ liệu vẫn còn nhiều thách thức. Ví dụ, hàng da phải được nhập khẩu với giá trị hàng tỷ đô la mỗi năm do các quy định nghiêm ngặt về yếu tố bảo vệ môi trường.
Là một thương hiệu Việt Nam chuyên về phụ kiện thời trang đồ da như ví da, thắt lưng da, giày da, Leonardo cũng gặp phải những khó khăn riêng khi việc nhập khẩu da hạn chế hơn trước, ngoài ra sự khan hiếm về nguồn cung là một vấn đề được quan tâm nhiều và đang cần tìm giải pháp tối ưu. Ông Đặng Văn Phú - CEO của Leonardo chia sẻ: “Trong giai đoạn nền kinh tế đang đi xuống này, Leonardo cũng phải thường xuyên đối mặt với những thách thức lớn mà nền kinh tế đang đặt ra cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, Leonardo đã có những bước tiến nhỏ để có thể từ từ gỡ rối tình hình, làm việc với nhiều nhà cung cấp khác nhau một cách tỉ mỉ và cẩn trọng nhằm mang lại sản phẩm cuối cùng tốt nhất cho khách hàng. Bởi Leo luôn ưu tiên đặt niềm tin của khách hàng lên hàng đầu nên ngay từ khâu chọn chất liệu da, chúng tôi cần sự chỉnh chu và hợp tác lâu dài, đó là yếu tố then chốt giúp giữ vững thương hiệu cho đến ngày hôm nay.”
Ngành da giày hiện nay đang lo ngại thiếu nguyên liệu và khó nhập khẩu. Đối với các công ty lớn, việc cung ứng nguyên phụ liệu không khó do có chuỗi cung ứng từ lâu, nhưng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc cung ứng nguyên phụ liệu gặp nhiều khó khăn do không thể nhập khẩu theo đơn đặt hàng riêng lẻ. Tình trạng này đã tồn tại kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19, nhưng đang dần được xử lý theo nhiều phương án tốt hơn.
Mọi thông tin tham khảo tại Website:https://www.leonardo.vn/
Bạn đang xem: Ngành may mặc, da giày Việt Nam thích ứng với khó khăn thế nào?
Chuyên mục: Thời trang