Mua chung cư trả góp có bán được không?
Mua chung cư trả góp đang là xu hướng được nhiều khách hàng ưa chuộng, tuy nhiên, nhiều người băn khoăn liệu mua chung cư trả góp có bán được không?
Hiện nay, mua chung cư trả góp là một trong những hình thức được ưa chuộng nhất. Theo đó, việc mua chung cư trả góp được hiểu là khi mua, khách hàng không phải đóng toàn bộ số tiền bằng giá trị của căn nhà. Thay vào đó, khách hàng có thể trả chậm, trả dần theo các kỳ hạn định kỳ như theo từng tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, 3 năm... dựa vào thỏa thuận giữa các bên.
Các hình thức mua chung cư trả góp
Mua chung cư trả góp cho chủ đầu tư : Ở hình thức này, khách hàng sẽ làm hợp đồng mua bán căn hộ với chủ đầu tư. Tiến độ thanh toán được chia thành nhiều đợt. Đợt 1 hường trả trước 20% số tiền mua, các đợt sau thanh toán theo % tương ứng còn lại.
Khách hàng vay tiền ngân hàng trả góp cho chủ đầu tư và thế chấp bằng chính căn chung cư: Đây là hình thức mua chung cư trả góp đang được nhiều người lựa chọn. Thời hạn vay ngân hàng có thể kéo dài đến 10 năm, 15 năm hoặc 20, 25 năm. Người vay sẽ được trả dần cả gốc và lãi trong thời gian nêu trên.
Mua chung cư trả góp có bán được không là vấn đề được nhiều khách hàng quan tâm. (Ảnh minh họa: Zing)
Chung cư đang trả góp có bán được không?
Việc mua bán chung cư theo hình thức trả chậm, trả dần được quy định tại Điều 125 Luật Nhà ở năm 2014 như sau:
Việc mua bán nhà ở trả chậm, trả dần do các bên thỏa thuận và được ghi rõ trong hợp đồng mua bán nhà ở; trong thời gian trả chậm, trả dần, bên mua nhà ở được quyền sử dụng nhà ở và có trách nhiệm bảo trì nhà ở đó, trừ trường hợp nhà ở còn trong thời hạn bảo hành theo quy định của Luật này hoặc các bên có thỏa thuận khác.
Bên mua nhà ở trả chậm, trả dần chỉ được thực hiện các giao dịch mua bán, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn nhà ở này với người khác sau khi đã thanh toán đủ tiền mua nhà ở, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Trường hợp trong thời hạn trả chậm, trả dần mà bên mua nhà ở chết thì người thừa kế hợp pháp được thực hiện tiếp các quyền, nghĩa vụ của bên mua nhà ở và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận sau khi người thừa kế đã trả đủ tiền mua nhà cho bên bán.
Tương tự, khi thế chấp vay trả góp của ngân hàng, nếu muốn được bán cho người khác, theo khoản 5 Điều 321 Bộ luật Dân sự năm 2015, bên thế chấp được bán căn chung cư đang thế chấp ngân hàng cho người khác nếu được ngân hàng đồng ý hoặc theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nếu các bên thoả thuận hoặc ngân hàng đồng ý bán chung cư đang trả góp thì có thể hiện các cách sau đây:
Chủ đầu tư ký Văn bản chuyển nhượng Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư khi chưa thực hiện việc nộp hồ sơ đề nghị cơ quan Nhà nước cấp Giấy chứng nhận.
Các bên ký huỷ hợp đồng mua bán chung cư dưới dạng trả góp cũ và bên bán sẽ ký trực tiếp hợp đồng mua bán chung cư với người mua mới (nếu bên mua cũ chưa thực hiện sang tên Sổ đỏ) hoặc lập Văn bản thoả thuận về việc bán chung cư đang trả góp giữa ba bên: Người mua cũ, người bán và người mua mới.
Lập thoả thuận ba bên giữa ngân hàng, người mua, người bán về việc ngân hàng đồng ý bán căn hộ chung cư đang trả góp cho người khác. Đồng thời, thực hiện giải chấp tài sản, ký lại hợp đồng mua bán và sang tên Sổ đỏ cho người mua mới.
Như vậy, người mua chung cư trả góp có thể bán nếu có sự đồng ý của bên bán theo phân tích ở trên hoặc khi đã trả hết tiền trả góp hoặc theo thỏa thuận của các bên.
Bạn đang xem: Mua chung cư trả góp có bán được không?
Chuyên mục: Kinh nghiệm mua sắm
Các bài liên quan
- Lật tẩy chiêu trò rao bán cắt lỗ căn hộ chung cư
- Giá cho thuê căn hộ chung cư tại Hà Nội đồng loạt tăng cao
- Hà Nội cắt điện triền miên, môi giới đua 'trend' rao bán nhà không lo mất điện
- Định giá căn hộ theo tầng thế nào?
- Tiếc đứt ruột khi nhìn giá, nhà đầu tư vẫn 'rén' với căn hộ được rao cắt lỗ
- Những rủi ro khi mua nhà chung cư khách hàng nên tránh