Lớp Foam là gì? Đặc điểm và công dụng của lớp Foam
Chất liệu Foam siêu nhẹ, có khả năng giảm áp lực tốt, độ bền cao, thường được áp dụng trên máy nước nóng năng lượng mặt trời, tủ đông,... Hãy theo dõi bài viết sau của chúng tôi để có thêm những thông tin về loại vật liệu này nhé!
Chất liệu Foam siêu nhẹ, có khả năng giảm áp lực tốt, độ bền cao, thường được áp dụng trên máy nước nóng năng lượng mặt trời, tủ đông,... Hãy theo dõi bài viết sau của Điện máy XANH để có thêm những thông tin về loại vật liệu này nhé!
1Lớp Foam là gì?
Foam là loại vật liệu được tạo ra từ những bọt khí trong chất lỏng hoặc chất rắn, là nguyên liệu chính trong các ngành sản xuất được đưa vào sử dụng từ đầu thế kỷ 20.
Ưu điểm là có trọng lượng nhẹ, tỷ trọng thấp và thường dùng làm nguyên liệu cách nhiệt trên máy nước nóng năng lượng mặt trời, tủ đông,... Foam còn được dùng để dập lửa xảy ra do dầu tại những đám cháy.
Ngoài ra, với độ dẻo dai và khả năng co giãn cao nên được ứng dụng vào hàng không, các nhà vũ trụ dùng để giảm áp suất, bảo vệ sức khỏe cho các phi hành gia.
2Đặc điểm của lớp Foam
Đặc trưng của Foam mà hiếm những chất liệu khác có được chính là độ dẻo và khả năng đàn hồi cao.
Ban đầu, chất liệu này được làm từ mủ cao su tự nhiên. Mãi đến sau này, khi khoa học đã tìm ra nhiều nguyên liệu mới, Foam mới được thay thế bằng những chất hóa học, sợi tổng hợp và ngày càng phổ biến hơn trong cuộc sống.
Hiện nay, hợp chất rất đa dạng nhưng cơ bản cấu tạo gồm 2 loại sau:
- Foam cấu trúc lỗ hổng: các lỗ hổng liên kết với nhau tạo thành mạng lưới liên kết chặt chẽ với nhau để tạo nên chất liệu.
- Foam cấu trúc ô kín: Không có hệ thống lỗ, mật độ các phân tử Foam dày đặt, liên kết chặt chẽ với nhau và nén chặt lại.
Ưu điểm
- Khả năng giảm áp lực tốt: Sản phẩm từ Foam có độ dày hơn so với các chất liệu khác, điều này dễ thấy ở các sản phẩm đệm giúp tạo độ đàn hồi tốt.
- Độ bền cao: Sản phẩm từ chất liệu Foam có độ bền kéo dài từ 5 - 7 năm.
- Siêu nhẹ: Với nguyên liệu cấu thành chủ yếu từ bọt xốp nên có trọng lượng rất nhẹ, kích thước nhỏ gọn, dễ dàng vệ sinh, bảo quản.
- Thân thiện với môi trường: Không gây mùi, không độc hại, dễ phân hủy nên có thể nói Foam là vật liệu thân thiện với môi trường, tiết kiệm nguồn tài nguyên, nguồn năng lượng.
Nhược điểm
- Giá thành foam cao hơn so với nhiều lợi vật liệu cách nhiệt, cách âm khác.
- Chất liệu không mát mẻ.
3Ứng dụng của lớp foam
Trong tủ lạnh
Foam được xem là một thành phần quan trọng của tủ lạnh, lớp chắn này tạo ra lớp cách nhiệt hiệu quả để đảm bảo tủ lạnh hoạt động ổn định và khép kín, tránh thất thoát nhiệt ra môi trường.
Giữa các thành tủ lạnh sẽ thường có 1 lớp PU đóng vai trò giữ nhiệt và cách nhiệt gần như tuyệt đối cho sản phẩm. Giúp thực phẩm bên trong tủ lạnh được giữ lạnh vô cùng tốt.
Trong tủ đông
Lớp Foam dày được trang bị bên trong lòng tủ đông giúp giữ lạnh tốt, cách nhiệt hiệu quả và giảm thất thoát hơi lạnh.
Nhờ tấm cách nhiệt Foam các loại tủ đông có thể giữ nhiệt trong suốt nhiều giờ đồng hồ nếu ngắt điện, cho thực phẩm luôn được bảo quản ở nhiệt độ tốt nhất.
Trên máy nước nóng năng lượng mặt trời
Lớp giữ nhiệt từ máy nước nóng với chất liệu là hợp chất Foam làm nước được nén chặt, giữ nhiệt độ nước lên tới 120 giờ giúp đảm bảo nhiệt độ nước trong những ngày không có ánh nắng hoặc nắng ít.
Ngoài ra, chất liệu Foam còn được sử dụng làm chất liệu sản xuất quần áo thể thao, phụ kiện,... và còn ứng dụng trong xây dựng.
Hy vọng bài viết vừa rồi đã cung cấp những thông tin hữu ích về Foam đến bạn. Mọi ý kiến đóng góp vui lòng để lại bên dưới phần bình luận để được giải đáp.
Bạn đang xem: Lớp Foam là gì? Đặc điểm và công dụng của lớp Foam
Chuyên mục: Điện máy gia dụng
Các bài liên quan
- Hướng dẫn điều chỉnh nhiệt độ ngăn đá tủ lạnh phù hợp
- Có nên làm nhiều đá cùng lúc trong tủ lạnh?
- Máy nước nóng hồng ngoại là gì? Ưu và Nhược điểm?
- Titan là gì? Tác dụng của titan vào sản phẩm máy nước nóng
- Tủ đông mặt kính là gì? Có nên mua tủ đông mặt kính không?
- 5 lưu ý trước khi mua máy nước nóng năng lượng mặt trời bạn cần biết?