Khi Start-up Việt Nam bước ra thế giới: Lợi ích nào cho nền kinh tế?
Ngày càng có nhiều start-up Việt đặt chân ra thị trường quốc tế để mở rộng quy mô và tận dụng tối đa nguồn vốn, lợi thế kinh doanh từ các trung tâm tài chính lớn. Những doanh nghiệp này tiếp tục đóng góp vào nền kinh tế trong nước thông qua việc tạo việc làm, thúc đẩy chuỗi cung ứng nội địa và nâng tầm thương hiệu Việt trên bản đồ toàn cầu.
Start-up và vai trò trong tăng trưởng kinh tế hiện đại
Trong kỷ nguyên kinh tế toàn cầu, các start-up không chỉ đơn thuần là những doanh nghiệp mới, mà còn là động lực thúc đẩy đổi mới và tăng trưởng kinh tế. Với khả năng thích nghi nhanh, tận dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo, các start-up đã tạo nên những làn sóng thay đổi trong nhiều ngành công nghiệp.
Theo nghiên cứu của UOB, khoảng 90% doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đến việc mở rộng kinh doanh ra quốc tế. Ở góc độ quốc gia, xu hướng này góp phần tăng cường hợp tác và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Mặt khác, các doanh nghiệp có thể vượt qua rào cản thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ, và gia tăng năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu.
Báo cáo của Startup Blink cũng chỉ ra Việt Nam đã tăng 2 bậc, vươn lên đứng thứ 12 tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương và thứ 56 toàn cầu về chỉ số hệ sinh thái khởi nghiệp, thu hút vốn từ nhiều nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Không chỉ dừng lại ở việc mở rộng kinh doanh và xuất khẩu sản phẩm, nhiều doanh nghiệp còn lựa chọn hướng đi “toàn cầu hóa” chính mình.
Nhiều start-up lựa chọn đặt trụ sở tại Singapore để thuận tiện huy động vốn
Đây cũng là xu hướng chung của nhiều start-up trên thế giới khi quyết định chuyển trụ sở hoặc công ty mẹ tới các nước nằm ngoài lãnh thổ quốc gia gốc nhằm tận dụng môi trường kinh doanh thuận lợi và thu hút nguồn vốn quốc tế. Điển hình như Grab (Malaysia), Sea Group và Shein (Trung Quốc) đều có trụ sở chính đặt tại Singapore.
Không nằm ngoài xu thế, nhiều start-up Việt cũng chọn cách đặt trụ sở ở những trung tâm tài chính lớn như Singapore hay Hong Kong. Đây là một bước đi quyết đoán của các doanh nghiệp nhằm tận dụng tối đa nguồn lực tài chính, môi trường pháp lý minh bạch và khả năng tiếp cận thị trường quốc tế. Một trường hợp tiêu biểu cho hướng đi này tại Việt Nam là Dat Bike với lựa chọn đăng ký trụ sở tại Singapore.
Cơ hội tăng trưởng lớn cho nền kinh tế nội địa
Cùng nhìn nhận chi tiết hơn vào trường hợp của Dat Bike. Liệu việc đặt trụ sở tại “con rồng kinh tế Đông Nam Á” có phải là động thái “rời bỏ quê nhà”, hay thực tế mang lại nhiều lợi ích cho chính quê hương?
Thứ nhất, tăng cường cạnh tranh trên thị trường xe điện
Việc Dat Bike thu hút vốn đầu tư quốc tế không chỉ giúp cải thiện chất lượng sản phẩm mà còn tăng cường sức cạnh tranh với các thương hiệu lớn khác. Điều này mang lại lợi ích trực tiếp cho người tiêu dùng, bởi khi thị trường cạnh tranh mạnh, các hãng xe sẽ liên tục nâng cấp sản phẩm và giảm giá thành. Mới đây nhất, nhờ sự hỗ trợ tài chính mạnh mẽ, Dat Bike đã tung ra các sản phẩm như Quantum S-Series với hiệu suất vượt trội và giá cả phù hợp, sánh ngang xe xăng.
Dat Bike ra mắt Quantum S-Series hiệu suất mạnh mẽ cho người Việt sau khoản đầu tư quốc tế
Theo giới chuyên môn đánh giá, Quantum S-Series đã tiệm cận với hiệu năng của xe xăng hai bánh trên thị trường nhờ khả năng di chuyển lên tới 285 km mỗi lần sạc, vận tốc tối đa 100km/h và chi phí vận hành tiết kiệm gấp 10 lần xe xăng. Hiện Dat Bike đang áp dụng chương trình trả góp chỉ từ 1,1 triệu đồng/tháng cho khách hàng.
Thứ hai, nâng cao năng lực sản xuất và chuỗi cung ứng nội địa
Tổng vốn đầu tư 25 triệu USD từ các quỹ lớn như Jungle Ventures, PIDG cho phép Dat Bike đầu tư vào khâu nghiên cứu và phát triển (R&D) tại Việt Nam, nâng cao năng lực công nghệ nội địa để tạo ra sản phẩm đầu ra chất lượng cao với tỷ lệ hiệu năng/giá thành ấn tượng hàng đầu Đông Nam Á.
Cũng nhờ xây dựng được nền tảng công nghệ cốt lõi trong nước, từ thiết kế khung xe đến các linh kiện phức tạp như mạch điều khiển, mà Dat Bike có thể tối ưu hóa chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm bán ra, đồng thời giảm mức độ phụ thuộc của Việt Nam vào công nghệ nhập khẩu.
Nhà máy sản xuất tích hợp chiều dọc của Dat Bike tại KCN Tân Bình, TP. HCM
Tích hợp chuỗi cung ứng chiều dọc của Dat Bike còn thúc đẩy sự phát triển của các nhà cung cấp nội địa, tạo thêm giá trị gia tăng cho nền kinh tế Việt Nam và giúp những đơn vị này nâng cao năng lực cạnh tranh. Về lâu dài, hình thức này sẽ mở ra những tiềm năng dài hạn cho ngành công nghiệp phụ trợ trong nước.
Thứ ba, tăng cơ hội việc làm trong nước
Với kế hoạch sản xuất số lượng lớn xe máy điện và mở rộng hệ thống cửa hàng trên khắp các tỉnh thành trong 2 năm tới, Dat Bike sẽ không chỉ tạo ra hàng nghìn việc làm trong lĩnh vực sản xuất mà còn ở các ngành hỗ trợ như vận chuyển, bán lẻ và dịch vụ sau bán hàng. Đầu tư nước ngoài khi được tái đầu tư vào sản xuất trong nước sẽ kích thích nhu cầu lao động và tăng thu nhập cho người lao động.
Độc giả có thể tìm hiểu thêm thông tin về thương hiệu Dat Bike và dòng Quantum S-Series tại https://dat.bike/.
Bạn đang xem: Khi Start-up Việt Nam bước ra thế giới: Lợi ích nào cho nền kinh tế?
Chuyên mục: Thời trang