Hướng dẫn sử dụng máy đo nhiệt độ công nghiệp
Máy đo nhiệt độ trong công nghiệp giúp người dùng kiểm tra nhiệt độ môi trường, vật liệu hoặc sản phẩm đạt chuẩn như mong muốn. Vậy sẽ hướng dẫn sơ lược cho bạn cách sử dụng máy đo nhiệt độ công nghiệp nhé!
Xem nhanh
1Bắt đầu vận hành
Bật và tắt máy đo nhiệt độ
- Bước 1: Nhấn công tắc Bật/tắt của dụng cụ.
- Bước 2: Nhấn nhanh nút Đo để dụng cụ sẵn sàng đo sau một trình tự khởi động ngắn. Trường hợp, bạn nhấn giữ nút Đo hơn 3 giây thì lúc này laser sẽ được bật sau trình tự khởi động và dụng cụ đo bắt đầu tiến hành đo ngay lập tức.
Bước 3: Nhấn nút Bật/Tắt để tiến hành tắt máy sau khi đo nhiệt độ.
2Chuẩn bị đo
Thiết lập độ phát xạ
Trước khi xác định được nhiệt độ bề mặt vật liệu, bạn cần tiến hành kiểm tra độ phát xạ của vật liệu đó bằng dụng cụ đo nhiệt độ. Cụ thể, tùy theo bề mặt vật liệu mà bạn chọn 1 trong 3 độ phát xạ như sau:
- Độ phát xạ cao: Chỉ số độ phát xa cao thường là 0.95 thường thấy trên vật liệu bê‑tông (khô), gạch (đỏ, thô nhám), gạch (mờ xỉn), gỗ, đá cẩm thạch, đá mài (thô nhám), sàn PVC, nhựa (PE, PP, PVC), cao su, nhôm anôt hóa (mờ xỉn), sàn gỗ (mờ xỉn), sơn bộ tản nhiệt, lớp sơn (màu đen, mờ xỉn), thủy tinh, tấm mỏng, giấy dán tường, thảm …
- Độ phát xạ trung bình: Chỉ số độ phát xạ trung bình là 0.85, gặp phổ biến trên vật liệu làm bằng đá hoa cương, gang, cát, gạch men và đất sét chịu lửa.
- Độ phát xạ thấp: Chỉ số độ phát xạ thấp là 0.75, phổ biến trên vật liệu như sứ (trắng), sơn (phản chiếu nhẹ) và nút bần.
Để thay đổi thiết lập độ phát xạ, bạn chỉ cần nhấn nút Mode liên tục, đến khi trên màn hiển thị Độ phát xạ thông báo độ phát xạ phù hợp với phép đo kế tiếp mà bạn chọn.
Bề mặt đo
Để đo được nhiệt độ bề mặt vật liệu mà bạn không tiếp xúc thì tia hồng ngoại trên dụng cụ đo đóng vai trò rất quan trọng.
Bạn nên đặt tia Laser vào trọng tâm của bề mặt vật liệu theo chiều dọc vuông góc với bề mặt đo, trung bình bề mặt đo có kích thước 8.3 cm thì khoảng cách từ dụng cụ đo đến bề mặt là tầm 1m. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý thêm sau:
- Nhiệt độ bề mặt vật liệu từ -10°C đến +500°C: Khoảng cách đo tối thường dao động 0.75 - 1.25m.
- Nhiệt độ bề mặt vật liệu dưới -10°C: Khoảng cách đo khuyến nghị là từ 10 - 30cm.
Kết quả đo thu được trên dụng cụ đo là giá trị trung bình của nhiệt độ đo được trong bề mặt vật liệu đó.
Đặt trước
Xem đặc điểm nổi bật
- Thiết kế nhỏ gọn, tay cầm vừa vặn có bọc đệm cao su.
- Phạm vi nhiệt độ đo rộng, dao động từ -30⁰C đến 500⁰C.
- Sử dụng tia laser đỏ mang lại khả năng phát liên tục, đáp ứng nhu cầu sử dụng nhiều giờ liền.
- Điều chỉnh 3 hệ số phát xạ để mang lại kết quả đo chính xác nhất phù hợp trên nhiều vật liệu khác nhau.
- Màn hình Led hiển thị sắc nét, nút điều khiển bằng nút nhấn dễ thao tác.
Bạn đang xem: Hướng dẫn sử dụng máy đo nhiệt độ công nghiệp
Chuyên mục: Công cụ, dụng cụ
Các bài liên quan
- Tổng hợp các loại máy khoan cầm tay phổ biến nhất hiện nay
- So sánh máy mài góc và máy mài khuôn chi tiết nhất
- Máy mài Dewalt của nước nào? Có nên mua không?
- Máy đo nhiệt độ trong công nghiệp là gì? Ứng dụng như thế nào?
- Máy phay gỗ là gì? Nguyên tắc sử dụng an toàn
- Hướng dẫn sử dụng máy mài góc cho người mới bắt đầu. Những lưu ý dùng an toàn