Hướng dẫn chọn mũ bảo hiểm trẻ em đạt chuẩn, an toàn và phù hợp?
Lựa chọn mũ bảo hiểm trẻ em đạt chuẩn, an toàn và phù hợp cho các bé nhà mình để đảm bảo tính mạng cũng như mang lại sự thoải mái cho bé trong khi lưu thông trên đường. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bậc phụ huynh lựa chọn cho con mình chiếc mũ bảo hiểm phù hợp!
Lựa chọn mũ bảo hiểm trẻ em đạt chuẩn, an toàn và phù hợp cho các bé nhà mình để đảm bảo tính mạng cũng như mang lại sự thoải mái cho bé trong khi lưu thông trên đường. Hôm nay, Điện máy XANH sẽ hướng dẫn các bậc phụ huynh lựa chọn cho con mình chiếc mũ bảo hiểm phù hợp!
Xem nhanh
1Mũ bảo hiểm trẻ em là gì? Vì sao nên sử dụng?
Mũ bảo hiểm trẻ em là sản phẩm có chức năng bảo vệ cho phần đầu của trẻ khỏi những tác động ngoại lực nguy hiểm mà tai nạn giao thông mang đến.
Theo thống kê thì có đến 60% các va chạm, tai nạn giao thông gây ảnh hưởng trực tiếp đến vùng đầu. Đặc biệt, trẻ nhỏ có phần hộp sọ vẫn còn chưa phát triển cứng cáp như người lớn nên dễ bị tổn thương hơn khi xảy ra va chạm. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần trang bị cho con mình chiếc mũ bảo hiểm để bảo vệ bé khi tham gia giao thông.
Tại Việt Nam, theo Khoản 3, Điều 6 của Nghị định 46, trẻ em dưới 6 tuổi thì không bắt buộc đội mũ bảo hiểm, trẻ từ 6 tuổi trở lên đều cần phải đội mũ bảo hiểm đúng tiêu chuẩn khi ngồi sau phương tiện xe gắn máy đang lưu thông trên đường.
Cũng theo quy định của pháp luật, đối với các trường hợp vi phạm thì người điều khiển phương tiện giao thông sẽ phải chịu mức phạt từ 100.000 đồng - 200.000 đồng.
2Độ tuổi có thể đội được mũ bảo hiểm trẻ em?
- Dưới 3 tuổi: đây là độ tuổi các bé ngồi xe vẫn còn chưa vững, cột sống rất yếu, di chuyển một thời gian ngắn thường dễ mỏi và nghẹo đầu sang một bên nên không phù hợp để sử dụng.
Ở lứa tuổi này, cha mẹ chỉ nên cho bé đội các loại mũ bảo vệ xốp siêu nhẹ chỉ khoảng dưới 100g sẽ giúp bé giảm thiểu các va đập nhẹ khi có sự cố xảy ra cũng như hình thành cho bé thói quen sử dụng mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
- Từ 3 - 5 tuổi: bé đã có thể đội mũ bảo hiểm vì đầu và cột sống của bé đã cứng cáp hơn, tuy nhiên các bậc phụ huynh vẫn nên chọn các loại mũ được khuyên dùng trong độ tuổi này, với đặc điểm cấu tạo vẫn giống các loại mũ bảo hiểm của người lớn nhưng nhẹ hơn nhiều.
- Từ 6 tuổi trở lên: lúc này các xương và phần đầu của bé đã bắt đầu vững chắc, các bé có thể đội các dòng mũ giống người lớn nhưng cỡ nhỏ hơn, nhẹ hơn và thường có size mũ dưới 50 cm.
3Các tiêu chí chọn mua mũ bảo hiểm trẻ em
Khác với mũ bảo hiểm dành cho người lớn, mũ bảo hiểm trẻ em phải có một số quy chuẩn đặc biệt, và được kiểm định cực kỳ gắt gao vì chỉ cần một sai sót nhỏ có thể để lại hệ lụy rất nghiêm trọng cho sức khỏe của các bé sau này. Các tiêu chí chọn mua mũ mà cha mẹ cần quan tâm bao gồm:
Chính hãng, đạt tiêu chuẩn
Các mũ bảo hiểm trẻ em từ 3 tuổi trở lên sẽ tương tự như yêu cầu về mũ đạt chuẩn của người lớn, mũ trẻ em đạt chuẩn cần có cấu tạo đầy đủ các bộ phận rõ ràng: vỏ nhựa ABS chắc có khả năng chống va đập tốt; lớp xốp EPS với đặc điểm hấp thu xung lực tốt; dây quai làm từ chất liệu nylon chắc chắn, chịu kéo tốt thì mới có đủ khả năng để bảo vệ an toàn cho các bé.
Trên hết, các bậc cha mẹ hãy kiểm tra phía sau mũ có tem hợp quy CR của Bộ KH&CN và tem của nhà sản xuất, trên tem được in rõ ràng, tinh sảo các thông tin: ngày sản xuất, cỡ mũ, địa chỉ nhà sản xuất,… không? Nếu có thì có thể yên tâm chọn mũ bảo hiểm này cho con được rồi.
Phù hợp với kích cỡ đầu bé
Cách chọn size mũ tối ưu nhất chính là đưa bé theo để đội thử xem có vừa khít với đầu hay không, rồi dùng tay đẩy nhẹ từ trước ra sau, từ trái qua phải hoặc để bé lắc lư đầu thử xem mũ có dễ bị xô lệch hay không.
Nếu mũ dễ dàng bị lệch thì chứng tỏ quá rộng với đầu bé, khi di chuyển sẽ bị gió hất ngược mũ ra sau, không đảm bảo an toàn. Còn nếu trên trán bé có vết hằn do mũ để lại hoặc bé thấy khó chịu khi đội thì chứng tỏ là mũ đang hơi chật so với vòng đầu của bé.
Với trường hợp cha mẹ mua mũ cho bé từ các cửa hàng online hoặc không thể dắt bé đi thử mũ trực tiếp thì có thể đo trước vòng đầu của bé bằng cách dùng 1 chiếc thước dây. Ngay tại điểm trên chân mày 2 cm, dùng thước dây đo một vòng quanh đầu được bao nhiêu thì đó là size vòng đầu của bé, khi mua mũ chỉ cần đưa số đo này cho nhân viên bán hàng để được tư vấn dòng mũ bảo hiểm cho bé phù hợp nhất.
Thiết kế, họa tiết của mũ bảo hiểm
Các bé đang trong độ tuổi học hỏi và muốn khám phá thêm những điều mới lạ từ cuộc sống nên hầu hết đều thích các màu sắc tươi sáng, họa tiết dễ thương hoặc các nhân vật hoạt hình. Các bậc cha mẹ nên quan tâm nên quan tâm đến sở thích, giới tính của bé để chọn một chiếc mũ phù hợp và khiến các bé yêu thích chiếc mũ bảo hiểm của mình hơn chứ không chỉ là nghĩa vụ khi tham gia giao thông nữa.
Kiểu dáng mũ bảo hiểm trẻ em
Về kiểu dáng, hiện nay, tiện dụng nhất đối với trẻ em vẫn là kiểu nón nửa đầu. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý chọn dáng mũ che được phần đầu bên dưới của trẻ. Như vậy tính an toàn sẽ cao hơn.
Các mũ có kính chắn gió nửa mặt với công nghệ đặc biệt với nhiều tính năng cải tiến giúp bé tránh được khói, bụi, tia UVA, UVB,… hạn chế cường độ sáng của đèn xe khác, giúp bảo vệ đôi mắt các bé tốt hơn. Khi không cần thiết có thể đẩy kính lên dễ dàng.
4Đội mũ cho trẻ như thế nào là đúng cách?
- Đặt phần vành mũ phía trước ở vị trí song song với chân mày, cách khoảng 2 ngón tay. Mũ phải được giữ thẳng, không bị xê dịch sang bên trái hoặc bên phải, đảm bảo tầm nhìn và khả năng nghe của trẻ không bị cản trở.
- Điều chỉnh quai mũ để vừa khít với cằm, ôm sát lấy thùy tai nhưng không siết quá chặt vì có thể làm trẻ khó thở.
- Cuối cùng, bạn cần thực hiện cài chốt khóa đúng cách, sao cho dây quai không bị xoắn lại.
Chúc bạn lựa chọn được cho bé yêu nhà mình một chiếc mũ bảo hiểm vừa an toàn, vừa tạo sự thích thú cho bé mỗi khi tham gia giao thông!.
Bạn đang xem: Hướng dẫn chọn mũ bảo hiểm trẻ em đạt chuẩn, an toàn và phù hợp?
Chuyên mục: Kinh nghiệm mua sắm
Các bài liên quan
- Mũ bảo hiểm Nón Sơn giảm SỐC đến 50%, đồng giá 300.000đ
- Mũ bảo hiểm Nón Sơn giảm SỐC đến 49%, đồng giá 306.000đ
- Mũ bảo hiểm Royal của nước nào? Có tốt không? Có nên mua không?
- Mũ bảo hiểm An Trần của nước nào? Có tốt không? Có nên mua không?
- Mũ bảo hiểm Asia của nước nào? Có tốt không? Có nên mua không?
- Mũ bảo hiểm Chita của nước nào? Có tốt không? Có nên mua không?