Hướng dẫn cách lắp aptomat và dây chống giật cho bình nóng lạnh
Bình nước nóng lạnh là đồ gia dụng cần thiết và phổ biến của các gia đình, nhất là trong thời tiết lạnh giá. Tuy nhiên, không phải ai cũng quan tâm đến sự an toàn khi sử dụng nó. Điển hình là việc lắp đặt thêm một phụ kiện aptomat hoặc giây chống giật cho chiếc bình nóng lạnh. Vì sao phải lắp aptomat hoặc dây chống giật? Cách lắp chống giật bình nóng lạnh ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thật kỹ nhé!
Bình nước nóng lạnh là đồ gia dụng cần thiết và phổ biến của các gia đình, nhất là trong thời tiết lạnh giá. Tuy nhiên, không phải ai cũng quan tâm đến sự an toàn khi sử dụng nó. Điển hình là việc lắp đặt thêm một phụ kiện aptomat hoặc giây chống giật cho chiếc bình nóng lạnh. Vì sao phải lắp aptomat hoặc dây chống giật? Cách lắp chống giật bình nóng lạnh ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thật kỹ nhé!
Xem nhanh nội dung
Vai trò của aptomat và dây chống giật đối với bình nóng lạnh
Hẳn bạn cũng biết, phòng tắm - nơi lắp đặt bình nóng lạnh, cũng là một môi trường nhiều hơi nước và ẩm ướt nên rất dễ gây dò rỉ điện và gây nguy hiểm. Chính vì thế, sử dụng aptomat riêng cho máy nước nóng hoặc dây chống giật là rất cần thiết. Cùng xem những thiết bị này đóng vai trò cụ thể gì nhé!
- Khi xuất có sự cố dòng dò vượt quá mức cho phép thiết bị sẽ tự động ngắt dòng điện giúp cho quá trình sử dụng an toàn và hiệu quả hơn.
- Hạn chế sự cố chạm điện bên trong máy, đảm bảo an toàn cho tính mạng con người cũng như phòng chống cháy nổ.
- Đảm bảo an toàn cho hệ thống thiết bị điện và đảm bảo khắc phục được các sự cố rò dòng điện gây ra.
- Phòng hỏa hoạn xảy ra đối với mạng lưới điện. Bởi khi chập điện thì tại vị trí chập nhau sẽ sinh ra nhiệt đủ để phát cháy đối với chính dây dẫn, từ đó sẽ tạo ra bén lửa đối với các vật xung quanh. Vì thể, sử dụng aptomat chống giật hoặc dây chống giật giúp phát hiện và ngăn chặn tình trạng này.
- Giúp tiết kiệm điện năng và mang đến độ an toàn cao nhất cho người sử dụng trong môi trường ẩm ướt như nhà tắm.
Hướng dẫn cách lắp aptomat chống giật cho bình nóng lạnh
Phương pháp chống giật bình nóng lạnh sử dụng Aptomat là một trong những biện pháp hiệu quả, đơn giản nhất và mang lại sự an toàn cao cho người sử dụng trong trường hợp có sự cố về điện trong bình nóng lạnh hay hệ thống điện của gia đình.
Để lắp đặt aptomat chống giật cho bình nóng lạnh, các bạn hãy làm theo các bước sau đây:
- Bước 1: Khảo sát vị trí lắp đặt aptomat. Bạn có thể lắp thiết bị chống giật bình nóng lạnh vào vị trí an toàn như nhà bếp, nhà tắm…
- Bước 2: Chuẩn bị bộ aptomat chống giật cho máy nước nóng cùng bộ dụng cụ đồ nghề cần thiết như tua vít, kìm điện, bút thử điện, băng dính điện…
- Bước 3: Ngắt nguồn điện.
- Bước 4: Bắt vít aptomat chống giật vào tủ điện hoặc bảng điện có nắp đậy.
- Bước 5: Tiến hành đấu dây điện vào aptomat chống giật. Kéo dây đầu line vào 2 cực trên: Pha lửa (L) và pha trung tính – nguội (N) của aptomat chống giật. Sau đó, đấu tiếp 2 cực dưới để nối với các phụ tải của thiết bị bình nóng lạnh.
- Bước 6: Hoàn thiện lắp đặt. Trước khi sử dụng, cần kiểm tra lại hệ thống điện để xem aptomat có hoạt động được không để điều chỉnh một cách kịp thời.
Lưu ý: Trong một số các trường hợp nếu như bạn bị giật nhưng không thấy aptomat bảo vệ bị nhảy thì cần kiểm tra lại thiết bị đóng cắt vừa lắp đặt.
Hướng dẫn cách lắp dây chống giật cho bình nóng lạnh
Thiết bị chống giật điện ELCB là một trong những biện pháp chống giật bình nóng lạnh phổ biến và an toàn nhất hiện nay. Với thiết bị ELCB, khi giúp phát hiện hiện tượng rò rỉ điện gây nguy hiểm đến tính mạng người sử dụng thiết bị sẽ tự động ngắt điện, ngăn chặn hoàn toàn nguy cơ giật điện.
Dưới đây là các bước đơn giản giúp lắp dây chống giật cho bình nóng lạnh:
- Bước 1: Chuẩn bị bộ chống giật của bình nóng lạnh kèm theo dụng cụ đồ nghề như tua vít, kìm điện, bút thử điện, băng dính điện.
- Bước 2: Ngắt toàn bộ nguồn điện và hệ thống điện.
- Bước 3: Mở mặt bảo vệ, khu vực đấu nối ở bình nóng lạnh.
- Bước 4: Tháo và rút bỏ dây chống giật cũ đã bị hỏng.
- Bước 5: Dùng băng dính điện cuốn đầu tiếp điểm được đấu nối vào rơ le cho dễ luồn qua ống ghen. Ở dây chống giật của bình nóng lạnh có 3 sợi dây điện thường là màu xanh - nâu - sợi nối đất màu xanh vàng. Màu xanh và nâu được đấu vào rơ le còn dây màu xanh vàng được đấu vào vỏ bình bằng kim loại.
- Bước 6: Hoàn thiện lắp đặt. Kiểm tra lại hệ thống điện để xem aptomat có hoạt động không trước khi sử dụng.
Việc lắp đặt aptomat chống giật hay dây chống giật là việc làm rất cần thiết giúp đảm bảo an toàn khi sử dụng và bảo vệ hệ thống điện máy nước nóng. Thấy được sự cần thiết của việc điều này nên hiện nay, nhiều nhà sản xuất máy nước nóng đã trang bị thêm cơ chế chống giật ELCB cho sản phẩm máy nóng lạnh để bảo đảm an toàn cho người sử dụng, đồng thời cũng để tăng tuổi thọ cho máy. Chính vì thế, khi chọn mua máy nước nóng, bạn có thể chọn những loại máy có trang bị sẵn cơ chế này vừa tiết kiệm chi phí, vừa đảm bảo an toàn cho các thành viên trong khi sử dụng.
>> Các máy nước nóng được trang bị sẵn cầu dao chống giật ELCB:
Bạn đang xem: Hướng dẫn cách lắp aptomat và dây chống giật cho bình nóng lạnh
Chuyên mục: Điện máy gia dụng
Các bài liên quan
- Nguyên nhân và cách sửa bình nóng lạnh không nóng
- Cách sửa các lỗi thường gặp trên bình nóng lạnh tại nhà
- Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh
- 3 chế độ an toàn của bình nóng lạnh trực tiếp
- Những câu hỏi thường gặp khi sử dụng máy nước nóng trực tiếp
- Bình nóng lạnh loại nào tốt nhất