Hà Nội nói gì về giá đất mới có nơi tăng 6 lần làm tăng thuế, phí đất đai?
Bảng giá đất mới Hà Nội vừa ban hành có hiệu lực từ ngày 20/12 đến ngày 31/12/2025. So với bảng giá đất cũ, bảng giá đất ở điều chỉnh cao gấp 2-6 lần. Trong đó, giá đất ở tại nhiều tuyến phố thuộc quận Hoàn Kiếm có mức cao nhất là hơn 695,3 triệu/m2.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường cơ sở để xây dựng bảng giá đất điều chỉnh dựa trên kết quả điều tra, khảo sát giá đất trên thị trường trong hai năm qua (từ tháng 8/2022 đến tháng 8/2024) tại 30 quận, huyện và 579 xã, phường, thị trấn với hơn 20.740 phiếu khảo sát thu về.
Trước lo ngại việc điều chỉnh tăng giá đất khiến thuế, phí về đất
đai cao không phù hợp với thu nhập của người dân, Sở Tài nguyên và
Môi trường cho rằng, cần nghiên cứu giảm tỷ suất tính thuế, phí,
chứ không giảm giá đất.
Về đất ở đô thị, Sở Tài nguyên và Môi trường ghi nhận giá chuyển nhượng đất ở trên thị trường tại các quận có giá phổ biến từ 35-650 triệu/m2.
Cá biệt, tại quận Hoàn Kiếm có giá chuyển nhượng cao đột biến như: phố Hàng Bông giá chuyển nhượng từ 750 triệu đến gần 1,035 tỷ/m2; phố Hàng Gai giá chuyển nhượng thậm chí còn cao hơn từ 970 triệu đến 1,2 tỷ đồng/m2; phố Hàng Thiếc từ 642 triệu đến 1 tỷ/m2.
Mua bán đất ở tại các thị trấn huyện ven, như đường 32 (thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức), đường Ngô Xuân Quảng (thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm)... cũng ghi nhận từ 100-120 triệu đồng/m2.
"Giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường cao hơn mức cùng vị trí tại bảng giá đất của thành phố bình quân 250%", Sở Tài nguyên và Môi trường đánh giá.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường nhìn chung, giá đất ở theo bảng mới tăng bình quân 190 - 270%.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc bảng giá điều chỉnh cao hơn trước đây dẫn tới lo ngại sẽ làm tăng thuế, phí về đất đai. Tuy nhiên, theo Sở Tài nguyên và Môi trường, việc điều chỉnh bảng giá đất tăng dần tiệm cận với giá thị trường là yêu cầu phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
Cùng với đó, bảng giá mới đáp ứng nhu cầu thực tiễn, giảm bớt chênh lệch, đưa giá đất ở Thủ đô dần tiếp cận với thị trường. Điều này giúp thiết lập chính sách đồng bộ trong quản lý đất và hài hòa lợi ích của Nhà nước, người sử dụng và người có nhu cầu sử dụng đất thực hiện dự án. Nhờ đó, thu ngân sách tăng qua thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất của người dân, doanh nghiệp.
Trường hợp thuế, phí về đất đai cao không phù hợp với thu nhập của người dân, cơ quan quản lý cho rằng thì cần nghiên cứu giảm tỷ suất tính thuế, phí, chứ không giảm giá đất.
Cũng theo Sở Tài nguyên và môi trường, bảng giá điều chỉnh cơ bản không ảnh hưởng đến việc bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất do giá đất làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng là giá đất cụ thể.
Giá đất cụ thể này được xác định bằng phương pháp định giá đất theo quy định và được quy ra hệ số điều chỉnh giá đất để so sánh với giá đất cùng vị trí quy định trong bảng giá đất của UBND TP.
Ngoài ra, việc điều chỉnh bảng giá đất góp phần tích cực trong giải phóng mặt bằng, thu hút đầu tư và phát triển Thủ đô. Bảng giá đất cũng là cơ sở để tính giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao, cho thuê đất.
"Việc điều chỉnh bảng giá đất tăng tiệm cận với giá thị trường là cấp thiết, nhằm đảm bảo nguồn thu từ đấu giá đất", Sở Tài nguyên và Môi trường khẳng định.
Theo Tiền Phong
Bạn đang xem: Hà Nội nói gì về giá đất mới có nơi tăng 6 lần làm tăng thuế, phí đất đai?
Chuyên mục: Kinh nghiệm mua sắm
Các bài liên quan
- Bảng giá đất Hà Nội gần 700 triệu đồng/m2: Giá thị trường đắt hơn gấp nhiều lần
- Giá đất Sóc Sơn quanh khu vực đấu giá '30 tỷ đồng/m2' thế nào?
- Trả 30 tỷ đồng/m2 rồi bỏ cuộc giữa chừng: Kẽ hở 'chết người' trong đấu giá đất?
- Đấu giá đất Hoài Đức: Lô cao nhất gấp 15 lần khởi điểm, vượt 16 tỷ đồng
- Hà Nội thừa nhận có tình trạng đấu giá đất nhằm đầu cơ, thổi giá gây nhiễu loạn
- Giá đất nền huyện Hoài Đức đã chạm ngưỡng 100 triệu đồng/m2