Có mấy loại máy chà nhám trên thị trường? Ưu và nhược điểm từng loại

Máy chà nhám được sử dụng phổ biến giúp làm mịn bề mặt gỗ, tường, sàn nhà, hay kim loại nhanh chóng. Hãy cùng tìm hiểu các loại máy chà nhám trên thị trường, ưu và nhược điểm từng loại nhé!

1Máy chà nhám quỹ đạo

Máy chà nhám quỹ đạo được thiết kế đế chà nhám xoay theo các hướng ngẫu nhiên giúp giảm thiểu trầy xước trên bề mặt vật liệu trong quá trình làm mịn, gia tăng tính thẩm mỹ cho thành phẩm.

Ưu điểm

  • Thiết kế đĩa chà nhám kích thước lớn: Cho khả năng chà mịn bề mặt vật liệu trên diện rộng, nhanh hơn, tiết kiệm thời gian.
  • Công suất lớn: Dao động từ 280 - 300W giúp bạn làm nhẵn bề mặt cần gia công nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và sức lực.
  • Chất liệu bền bỉ: Vỏ máy cứng cáp cho khả năng chịu lực, chống biến dạng tốt, đồng thời cách nhiệt và cách điện hiệu quả.

Nhược điểm

  • Thiết kế một số máy khá to, cồng kềnh: Vì một số dòng máy chà nhám quỹ đạo có kiểu dáng khá to nên bạn sẽ gặp khó khăn trong quá trình sử dụng, di chuyển và cất giữ máy.

Máy chà nhám tròn Kyocera ARSE1250 300W hoạt động với công suất 300W cho khả năng làm nhẵn mịn bề mặt gia công nhanh chóng

Máy chà nhám tròn Kyocera ARSE1250 300W hoạt động với công suất 300W cho khả năng làm nhẵn mịn bề mặt gia công nhanh chóng

2Máy chà nhám vuông - máy chà nhám chữ nhật

Máy chà nhám vuông - máy chà nhám chữ nhật được thiết kế đế chà nhám vuông vức, dễ dàng len lỏi vào các góc, cạnh để làm nhẵn mịn các bề mặt gia công một cách nhanh chóng, nâng cao hiệu suất công việc.

Ưu điểm

  • Thiết kế nhỏ gọn: Hỗ trợ người dùng di chuyển máy dễ dàng trên bề mặt vật liệu. Tay cầm bọc cao su chống trơn trượt giúp hạn chế mỏi tay khi thao tác trong thời gian dài.
  • Dễ len lỏi vào các góc cạnh: Kiểu dáng máy nhỏ gọn nên bạn có thể di chuyển vào mọi góc cạnh của vật liệu để làm nhẵn.
  • Tiếng ồn thấp: Máy vận hành êm ái, ổn định với độ ồn thấp, không làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.

Nhược điểm

  • Giá thành khá cao: Dao động từ 1 - 1.8 triệu đồng (cập nhật 25/02/2023 và có thể thay đổi theo thời gian).

Máy chà nhám rung Makita BO4557 180W có kiểu dáng nhỏ gọn, dễ dàng len lỏi vào các góc cạnh của vật liệu

Máy chà nhám rung Makita BO4557 180W có kiểu dáng nhỏ gọn, dễ dàng len lỏi vào các góc cạnh của vật liệu

3So sánh các loại máy chà nhám

Loại máy Máy chà nhám vuông/chữ nhật Máy chà nhám quỹ đạo
Đặc điểm Thiết kế đế chà nhám vuông vức. Thiết kế đế chà nhám xoay.
Công suất 180 - 220W. 280 - 300W.
Giá thành 1 - 1.8 triệu đồng. 0.6 - 2.5 triệu đồng.

4Nên chọn mua loại máy chà nhám nào?

Nên mua máy chà nhám vuông/chữ nhật khi:

  • Bạn cần làm nhẵn mịn những vật liệu có nhiều góc cạnh, khe rãnh.

Nên mua máy chà nhám quỹ đạo khi:

  • Bạn cần xử lý vật liệu mỏng dễ trầy xước.

Máy chà nhám rung Makita BO3710 190W phù hợp làm nhẵn mịn những vật liệu có nhiều góc cạnh, khe rãnh

Máy chà nhám rung Makita BO3710 190W phù hợp làm nhẵn mịn những vật liệu có nhiều góc cạnh, khe rãnh

Mời bạn tham khảo một số máy chà nhám bán chạy nhất tại :
Máy chà nhám vuông Bosch GSS 140 220W
Chỉ bán online
892.000₫ 1.050.000₫ -15%
Máy chà nhám rung Bosch GSS 2300 190W
Chỉ bán online
1.525.000₫ 1.795.000₫ -15%
Máy chà nhám tròn Kyocera ARSE1250 300W
Chỉ bán online
2.445.000₫ 3.260.000₫ -25%
Máy chà nhám rung Makita BO3710 190W
Chỉ bán online
1.537.000₫ 1.922.000₫ -20%
Máy chà nhám rung Makita M9201B 180W
Chỉ bán online
1.229.000₫ 1.537.000₫ -20%
Máy chà nhám rung Makita BO4557 180W
Chỉ bán online
1.595.000₫ 1.994.000₫ -20%
Máy chà nhám đánh bóng Tolsen 79565 280W
Đặt trước
690.000₫ 920.000₫ -25%
Xem thêm sản phẩm Máy chà nhám

Hy vọng những thông tin mang lại trong bài viết này giúp bạn có thể lựa chọn được cho mình máy chà nhám phù hợp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại bình luận bên dưới nhé!

Bạn đang xem: Có mấy loại máy chà nhám trên thị trường? Ưu và nhược điểm từng loại

Chuyên mục: Công cụ, dụng cụ

Chia sẻ bài viết