Chất liệu dạ quang trên đồng hồ là gì? Nguồn gốc từ đâu?
Đồng hồ đeo tay có sử dụng chất liệu dạ quang giúp dễ dàng xem giờ trong bóng tối. Vậy chất liệu dạ quang là gì? Có nguồn gốc từ đâu? Các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Đồng hồ đeo tay có sử dụng chất liệu dạ quang giúp dễ dàng xem giờ trong bóng tối. Vậy chất liệu dạ quang là gì? Có nguồn gốc từ đâu? Các bạn cùng Điện máy XANH tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1Chất liệu dạ quang trên đồng hồ là gì?
Dạ quang là hợp chất hóa học phát ra ánh sáng mà không cần nguồn năng lượng điện. Ánh sáng từ dạ quang là ánh sáng lạnh không tỏa nhiệt.
Dạ quang sáng được bằng cách hấp thụ ánh sáng bên ngoài hoặc tự phát sáng nhờ các phản ứng hóa học từ bên trong.
Ánh sáng từ dạ quang sẽ giảm dần theo thời gian, để dạ quang sáng trở lại thì phải hấp thụ lại ánh sáng bên ngoài hoặc duy trì phản ứng hóa học liên tục.
Chất dạ quang được ứng dụng trên đồng hồ ở dạng sơn hoặc đựng trong những ống nhỏ. Ở ngoài ánh sáng tự nhiên bạn sẽ thấy dạ quang là những dải màu, thông thường là màu trắng được phủ trên kim, mặt số, vòng ngoài của đồng hồ,... những dải màu này ở trong tối sẽ phát sáng giúp bạn dễ dàng theo dõi thời gian. Màu sắc dạ quang khi phát sáng sẽ tùy vào từng nhà sản xuất.
Dạ quang trên đồng hồ là ứng dụng rất quan trọng, nhất là đối với đồng hồ lặn, đồng hồ quân đội, đồng hồ thể thao,... giúp người sử dụng tiết kiệm thời gian và thao tác tay khi mà chỉ cần liếc mắt bạn đã có thể xem được giờ mà không phải mất công bấm nút bật đèn nền.
Các nhà sản xuất luôn luôn tìm cách để cải tiến chất dạ quang theo tiêu chí an toàn hơn, đẹp hơn và sáng lâu nhất có thể.
2Các hợp chất dạ quang phổ biến hiện nay
Hợp chất dạ quang đầu tiên được sử dụng cho đồng hồ là chất liệu phát quang phóng xạ radium, tuy nhiên do tính chất độc hại gây nguy hiểm cho người sử dụng nên đã bị cấm. Hiện nay có hai chất phát quang được sử dụng trên đồng hồ là Tritium và lân quang.
1. Tritium
Tritium là hợp chất phóng xạ đồng vị của nguyên tử hidro, được sử dụng từ năm 1968 thay thế cho radium đã bị cấm, tritium so với radium thì an toàn hơn.
Tritium được sử dụng trên đồng hồ như sau: Phospho và tritium được trộn lẫn trong những thanh số dạng ống. Phản ứng hóa học giữa hai chất này tạo ra ánh sáng giúp các thanh số chứa nó sáng lên.
Tritium có thời gian phát sáng liên tục rất lâu, trung bình là 12 năm, lâu nhất có khi lên tới 25 năm tùy vào bí quyết của nhà sản xuất. Ánh sáng từ tritium có nhiều màu sắc đẹp mắt dựa trên lớp sơn bên ngoài thanh số và thường được ứng dụng trên đồng hồ lặn, đồng hồ quân đội,... những chiếc đồng hồ yêu cầu phải ở trong bóng tối thời gian dài.
2. Lân quang
Nếu bạn đã biết hiện tượng phospho bị oxi hóa tạo ra ánh sáng gọi là lân tinh thì lân quang cơ bản cũng giống như vậy. Cái tên "lân quang" để chỉ các chất phát sáng trong bóng tối mà không cần cháy.
Lân quang thường được sử dụng trên các loại đồng hồ không ở trong bóng tối liên tục vì lân quang cần phải "sạc" dưới ánh sáng mạnh để có thể duy trì phát sáng.
Tuy thời gian phát sáng không lâu bằng tritium nhưng lân quang cho ánh sáng mạnh hơn, an toàn cho người sử dụng và không gây ô nhiễm môi trường.
Tùy vào loại màu và số lớp lân quang được phủ trên đồng hồ mà ánh sáng phát ra sẽ mạnh yếu khác nhau.
Công thức thông thường của lân quang:
Hợp chất hóa học của kim loại chuyển tiếp hoặc đất hiếm + hoạt chất từ một chất nền.
Trong đó:
- Chất nền có thể là ôxít, sunfua, selenua, silicat của kẽm, cadmi, mangan, nhôm, silic, hay các kim loại đất hiếm.
- Các hoạt chất có thể là các kim loại như đồng, bạc, nhôm, kẽm giúp gia tăng thời gian phát sáng.
Hai hợp chất phổ biến nhất cho chất liệu lân quang của đồng hồ là Stronti Aluminat(SrAl2O4) và kẽm sunfua(ZnS).
Lân quang thông dụng nhất trên đồng hồ hiện nay là SuperLumiNova, LumiBrite, Nautilite, NoctiLumina. Các loại lân quang này có cùng công thức là Stronti Aluminat + hợp chất kim loại kết hợp chất nền sunfua.
SuperLumiNova
Đây là hợp chất lân quang phát minh bởi công ty Nemoto (Nhật Bản) vào năm 1993. Ánh sáng của nó rất mạnh, chỉ cần hấp thụ ánh sáng (thiên nhiên lẫn nhân tạo) để sạc năng lượng và có nguồn dự trữ vô tận.
LumiBrite
Hợp chất LumiBrite là lân quang độc quyền của Seiko, Nhật Bản. Chất liệu này chỉ cần sạc 10 phút dưới ánh sáng mạnh thì thời gian phát sáng kéo dài từ 3-5 giờ, LimiBrite cũng có mức năng lượng dự trữ vô tận.
Bài viết trên giới thiệu tới các bạn sơ lược chất dạ quang trên đồng hồ, hy vọng giúp bạn hiểu hơn về chiếc đồng hồ của mình nhé!
Bạn đang xem: Chất liệu dạ quang trên đồng hồ là gì? Nguồn gốc từ đâu?
Chuyên mục: Đồng hồ, mắt kính
Các bài liên quan
- Cách chỉnh ngày giờ đồng hồ cơ, đảm bảo nhảy đúng 12 giờ đêm đơn giản
- Một số chất liệu khung viền đồng hồ phổ biến
- 3 loại dạ quang được sử dụng trên đồng hồ đeo tay và nguồn gốc
- Cách sạc dạ quang trên đồng hồ đeo tay. Loại dạ quang nào mạnh nhất?
- Dạ quang trên đồng hồ phát sáng được lâu không?
- Các cách khắc phục nhanh và cực dễ khi dạ quang đồng hồ bị mờ, yếu