Cấu tạo bồn cầu và nguyên lý hoạt động của bồn cầu bệt

Nếu bạn chưa biết cấu tạo bồn cầu 1 khối, 2 khối và nguyên lý hoạt động của chúng như thế nào thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

Cấu tạo bồn cầu và nguyên lý hoạt động của bồn cầu bệt

Cấu tạo bồn cầu

Bồn cầu bệt trên thị trường hiện nay có hai dạng là bồn cầu bệt 1 khối và bồn cầu bệt 2 khối. Mỗi loại có cấu tạo riêng và khác biệt giúp bạn có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường. Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cấu tạo của từng loại nhé!

Cấu tạo bồn cầu 1 khối

Cấu tạo bồn cầu 1 khối

Bồn cầu bệt 1 khối là loại bồn cầu có két nước được đúc liền với bệ ngồi, đặc điểm nổi bật của loại bồn cầu này là sử dụng hệ thống xả xi phông nên quá trình xả nước diễn ra rất êm. Bồn cầu 1 khối gồm các bộ phận chính sau:

  • Két nước.
  • Bộ phận cấp xả nước.
  • Nắp đậy.
  • Bệ ngồi.
  • Chân đế thải.
  • Cần gạt nước.

Các bộ phận kiểm soát áp lực nước thấp, bộ phận cấp xả nước được đặt bên trong két nước.

Cấu tạo bồn cầu 2 khối

Bồn cầu 2 khối có cấu tạo khác với loại 1 khối ở điểm là két nước của loại này được tách biệt so với bệ ngồi, khi lắp đặt, người thợ sẽ bắt vít hai khối này với nhau. Bộ phận bệ ngồi thì có cấu tạo tương tự như loại 1 khối, cụ thể gồm:

  • Đế thải.
  • Gioăng su.
  • Lỗ thoát.
  • Ốc đế thải.

Cấu tạo bồn cầu 2 khối

Còn két nước của bồn cầu 2 khối có cấu tạo phức tạp hơn loại bồn cầu 1 khối, cụ thể gồm:

  • Két nước.
  • Nắp kết nước.
  • Cần gạt nước.
  • Van xả.
  • Phao nước.
  • Bu lông, ốc vít.
  • Chụp cao su.
  • Đệm cao su.
  • Nút xả.

Hiện nay có một số loại két nước được thiết kế không chỉ có 1 nút xả mà thay vào đó là 2 nút xả, tương đương với 2 chế độ xả, giúp bạn tiết kiệm được nước cho mỗi lần đi, trường hợp đại tiện thì bạn ấn nút bên phải, tức là nút có kích thước to hơn so với nút còn lại. Trường hợp tiểu tiện thì bạn ấn nút nhỏ hơn.

Nguyên lý hoạt động của bồn cầu

Dù là bồn cầu 1 khối hay 2 khối thì cũng đều có chung một nguyên lý hoạt động, đó là: Khi bạn ấn nước xả từ nút nhấn hoặc cần gạt, nước trong két nước sẽ chảy xuống bồn cầu thông qua các lỗ thoát trên vành. Từ các lỗ thoát trên vành, nước được trải đều trên bệ xả theo dạng vòng tròn để tạo ra áp lực mạnh. Nước được xả vào bệ ngồi theo dạng vòng tròn sẽ tràn qua ống hình chữ S xi phông hay còn gọi là con thỏ, khi đó, hiệu ứng xi phông sẽ tạo nên lực hút rất mạnh làm cuốn trôi mọi chất bẩn.

Nguyên lý hoạt động của bồn cầu

Sau khi xả xong, nước trong két chảy ra hết, nắp chụp cao su tự động đóng, van cấp bắt đầu xả nước lại cho đến khi đầy bể thì phao cơ sẽ nổi lên và tự động đóng ngắt nước. Ngoài ra, trong bồn cầu cũng sẽ luôn có một lượng nước vừa đủ đọng lại để ngăn chặn khí ga bốc ngược lên từ hầm cầu.

Những lưu ý khi sử dụng bồn cầu bệt

Lưu ý khi sử dụng bồn cầu

Bồn cầu là một thiết bị vệ sinh chúng ta thường xuyên sử dụng, vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, vệ sinh cũng như kéo dài tuổi thọ cho thiết bị, trong quá trình sử dụng bạn cần lưu ý:

  • Bồn cầu được tạo ra chỉ để phục vụ nhu cầu vệ sinh của con người, vì vậy, bạn không nên thả bất kỳ đồ vật gì vào bên trong nó kể cả giấy vệ sinh hay thức ăn thừa, dầu mỡ... Những vật này có thể sẽ gây tắc nghẽn đường ống, khiến cho hầm chứa đầy nhanh hơn.
  • Thường xuyên cọ rửa, vệ sinh bệ ngồi bồn cầu để hạn chế sự sản sinh các loại vi khuẩn, ngăn ngừa mùi hôi thối bốc lên gây ô nhiễm và giúp cho trang thiết bị luôn sáng bóng như mới.
  • Tham khảo một số cách xử lý bồn cầu khi gặp phải sự cố sẽ giúp bạn chủ động hơn, tránh làm gián đoạn việc sinh hoạt hằng ngày, hạn chế nguy cơ hỏng toilet và tiết kiệm được chi phí thuê dịch vụ. Thông thường bồn cầu sẽ có thể phát sinh một số sự cố như nghẹt bồn cầu, bốc mùi hôi mỗi lần xả nước, bồn cầu xả nước yếu, két nước bồn cầu không có nước, bồn cầu bị rỉ nước, bồn cầu xả nước kêu ục ục, bồn cầu bị thiếu hơi, bồn cầu thoát nước chậm... Những sự cố này bạn hoàn toàn có thể tự khắc phục mà không cần đến thợ. 
  • Sử dụng bồn cầu đúng cách, ngồi bồn cầu đúng tư thế để giữ gìn sức khỏe, giúp cho tinh thần thoải mái hơn, hạn chế mắc phải các bệnh về hậu môn trực tràng nguy hiểm.

Qua bài viết trên đây, hy vọng rằng bạn đã hiểu thêm được về cấu tạo của bồn cầu cũng như nguyên lý hoạt động của nó.

Bạn đang xem: Cấu tạo bồn cầu và nguyên lý hoạt động của bồn cầu bệt

Chuyên mục: Nhà cửa & đời sống

Chia sẻ bài viết