Cành đào có phải đốt gốc không? Cách đốt gốc cành đào chuẩn nhất

Trước khi cắm cành đào, nhiều gia đình người Việt thường tiến hành thao tác đốt gốc. Tuy nhiên hiện nay có khá nhiều tranh cãi về vấn đề này. Vậy cành đào có phải đốt gốc không? Nếu có thì cách đốt gốc cành đào chuẩn nhất như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết này của chúng tôi để có câu trả lời nhé.

Trước khi cắm cành đào, nhiều gia đình người Việt thường tiến hành thao tác đốt gốc. Tuy nhiên hiện nay có khá nhiều tranh cãi về vấn đề này.

Cành đào có phải đốt gốc không?

Việc đốt gốc cành đào được nhiều gia đình người Việt áp dụng từ lâu nay. Bởi theo quan điểm của họ thì khi cành đào bị cắt khỏi cây, nhựa của đào sẽ đông đặc lại và làm bít tắc các mạch cây làm cản trở việc hút nước nuôi cành. Ngoài ra, vết cắt cành này có thể khiến cho cành đào dễ bị vi khuẩn xâm nhập, nấm mốc có điều kiện sinh xôi và phát triển. Chính vì thế, họ nghĩ rằng việc đốt cành đào trước khi cắm sẽ làm thông mạch, tiêu diệt nấm mốc, vi khuẩn từ đó giúp cành đào được tươi lâu hơn. Thế nhưng trên thực tế có nhiều quan điểm không đồng tình với ý kiến này.

Theo quan điểm của những người trồng đào lâu năm, khi đốt cành đào như thế sẽ khiến cho gốc đào bị cháy, không thể hút được chất dinh dưỡng, khiến cho cành nhanh bị héo, hoa nhanh tàn hơn. Và họ cho rằng đốt cành đào là việc làm phản khoa học.

Còn theo TS Đặng Văn Đông - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển hoa và cây cảnh - Viện Nghiên cứu rau quả T.Ư thì “Theo kinh nghiệm dân gian, đốt cành đào trước hết là để diệt khuẩn, diệt nấm xâm nhập vào các bó mạch dẫn của cành đào, làm cành đào hạn chế chảy nhựa, mất dinh dưỡng của cành và làm sạch nước cắm đào... Tuy nhiên, việc đốt gốc cành đào cũng sẽ gây tắc các mạch, không cho nước và dinh dưỡng đi lên nuôi cành”.

Ông Đông cũng cho hay, nếu người dân muốn áp dụng cách đốt gốc đào thì cần phải đốt đúng cách để không làm tổn hại đến mạch của cành, khiến đào nhanh tàn. Vậy cách đốt cành đào như thế nào? Hãy theo dõi phần dưới đây để có được câu trả lời bạn nhé.

Cành đào có phải đốt không

Cách đốt gốc cành đào chuẩn nhất

Bạn có thể tiến hành đốt cành đào bằng củi, giấy báo, hay dụng cụ khò... thế nhưng khi đốt bạn cần lưu ý một vài điểm sau đây:

  • Không nên đốt lên quá cao phần thân đào mà chỉ đốt ở phần cuống.
  • Đốt với lửa vừa phải, đồng thời không để lửa hay hơi nóng bốc lên khiến nụ và hoa đào bị héo.
  • Sau khi đốt gốc đào, bạn nên cắm cành đào vào chậu cát ẩm và tiến hành phun nước (ohun sương nhẹ) lên thân, lá cành đào.
  • Sau khi lá đào tươi trở lại và muốn đào nở sớm thì bạn có thể phun rượu trắng hoặc đắp vôi, đất đèn xung quanh gốc đào.

>>> Có thể bạn quan tâm: Cách cắm cành hoa đào tươi lâu, đẹp nghệ thuật ngày Tết

Cách đốt cành đào

Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được cành đào có phải đốt gốc không cũng như cách đốt gốc cành đào chuẩn nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Bạn đang xem: Cành đào có phải đốt gốc không? Cách đốt gốc cành đào chuẩn nhất

Chuyên mục: Quà tặng & Lời chúc

Chia sẻ bài viết