Cách vệ sinh máy ép chậm sạch bong, không còn cặn bẩn cực chuẩn

Máy ép chậm là thiết bị nhà bếp được nhiều chị em ưa chuộng. Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh máy ép chậm một cách nhanh chóng, sạch sẽ nhất nhé!

Máy ép chậm là thiết bị nhà bếp có nhiều ưu điểm nổi trội giúp bạn tạo ra những ly nước ép thơm ngon, chất lượng nhất. Tuy nhiên nhiều người chưa biết cách làm sạch thiết bị này như thế nào? Dưới đây, META.vn sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh máy ép chậm một cách nhanh chóng, sạch sẽ nhất nhé!

Tại sao phải vệ sinh máy ép chậm?

Bất kể thiết bị chế biến thực phẩm nào cũng cần được vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng, đối với máy ép chậm trái cây cũng vậy. Điều này sẽ giúp bạn loại bỏ các vụn, bã hoa quả còn sót lại bên trong máy. Nếu vệ sinh không kỹ, bã hoa quả sót lại này sẽ bị phân hủy gây ảnh hưởng tới chất lượng thành phẩm lần ép sau, từ đó ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bạn. Đồng thời, việc vệ sinh máy ép chậm sẽ không làm hoen gỉ, hỏng hóc các thiết bị của máy, giúp máy hoạt động ổn định hơn, lâu dài hơn. Vì thế, sau mỗi lần ép trái cây xong, bạn cần nhanh chóng tháo rửa để vệ sinh máy thật sạch. Cách vệ sinh cụ thể như thế nào? Bạn theo dõi phần tiếp theo đây nhé!

Tại sao phải vệ sinh máy ép chậm?

Cách vệ sinh máy ép chậm

Khác với các loại máy ép trái cây thông thường, máy ép chậm dùng trục ép và động cơ giảm tốc để ép hoa quả khiến việc vệ sinh máy diễn ra nhanh hơn. Bạn không cần phải vệ sinh tỉ mỉ từng bộ phận, ngóc ngách hay lau chùi các chi tiết nhỏ.

Các dụng cụ, nguyên liệu cần chuẩn bị

Trước khi vệ sinh máy ép chậm bạn cần chuẩn bị các dụng cụ sau:

  • Miếng rửa bát không mài mòn

  • Chổi vệ sinh đi kèm sản phẩm hoặc mua ngoài

  • Bàn chải vệ sinh chai lọ

  • Vải mềm để thấm khô sau khi vệ sinh

  • Nước rửa chén hoặc xà phòng có tính tẩy nhẹ

Các dụng cụ, nguyên liệu cần chuẩn bị

Các bước vệ sinh

  • Bước 1: Tắt động cơ máy. Trước khi vệ sinh máy, bạn cần rút dây nguồn ra khỏi ổ cắm điện.

  • Bước 2: Tháo rời các bộ phận máy: Cách tháo vệ sinh máy ép chậm bạn thực hiện tháo lần lượt theo thứ tự: Thanh ấn, cửa cho nguyên liệu, ống tiếp nguyên liệu, trục ép, lưới lọc, vòng cố định lưới lọc (nếu có), khay chứa.

  • Bước 3: Rửa các bộ phận đã tháo

Các bộ phận khó vệ sinh bạn có thể ngâm vào chậu nước ấm có pha nước xà phòng. Sau đó cọ rửa các bộ phận đã tháo ra (trừ thân máy) bằng chổi vệ sinh và miếng rửa bát đã chuẩn bị. Khi vệ sinh bạn cần chú ý các góc kẽ dễ bám bẩn của máy, có thể dùng bàn chải đầu nhỏ để làm sạch hiệu quả hơn.

  • Bước 4: Để máy ráo nước hoặc dùng vải sạch thấm khô
  • Bước 5: Lau sạch thân máy bằng khăn mềm ẩm, không để nước dính vào thân máy.
  • Bước 6: Lắp ráp các bộ phận

Sau khi đã làm sạch thân máy và làm khô các bộ phận còn lại, bạn sẽ tiến hành lắp ráp các bộ phận lại với nhau để cất giữ gọn gàng, bảo quản tốt cho lần sử dụng sau.

Chú ý: Cần bảo quản máy ở nơi khô ráo thoáng mát để tránh bị hư hỏng.

Một số lưu ý khi vệ sinh máy ép chậm

Để đảm bảo vệ sinh máy ép trái cây tốc độ chậm vừa nhanh vừa sạch, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nên vệ sinh máy ngay sau khi sử dụng để những vết bẩn, xơ bãi còn sót lại được loại bỏ dễ dàng. Nếu để lâu, các vết bẩn này sẽ bị khô và trở thành vết bẩn cứng đầu, khó làm sạch hơn. Đặc biệt, bạn tuyệt đối không nên để máy đã sử dụng, chưa được làm sạch trong nhiều ngày.

  • Nên dùng dụng cụ cọ rửa mềm, không làm mài mòn máy trong quá trình rửa.

  • Các chất tẩy rửa chuyên dụng, có tính tẩy rửa nhẹ nhàng.

  • Không ngâm nước hoặc để nước dính vào phần thân máy, bởi đầy là bộ phận chứa động cơ máy ép.

  • Chỉ cần tráng qua nước ấm giữa các lần ép các loại hoa quả khác nhau.

  • Nên lót túi nilon vào bình đựng bã trước khi ép để có thể dọn phần bã này nhanh chóng.

Trên đây là cách rửa máy ép chậm chuẩn nhất, giúp máy sạch bong chỉ trong thời gian ngắn. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn vệ sinh máy ép chậm dễ dàng hơn.

Bạn đang xem: Cách vệ sinh máy ép chậm sạch bong, không còn cặn bẩn cực chuẩn

Chuyên mục: Điện máy gia dụng

Chia sẻ bài viết