Cách sử dụng nhiều tài khoản ngân hàng để lập ngân sách chi tiêu
Việc sử dụng nhiều tài khoản ngân hàng để lập ngân sách rất thực tế. Với cách phân bổ phù hợp, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc quản lý dòng tiền và kiểm soát chi tiêu.
Bạn cần bao nhiêu tài khoản ngân hàng để sử dụng? Việc sử dụng nhiều tài khoản ngân hàng có thể giúp bạn lập ngân sách dễ dàng và chi tiêu ít hơn. Việc duy trì các tài khoản ngân hàng này đòi hỏi một chút khéo léo nhưng sẽ thành công nếu bạn dành thời gian để làm quen và áp dụng nó hàng tháng.
Có 1 số cách để giúp bạn quản lý nhiều tài khoản ngân hàng cùng một lúc, sẽ giúp tự động hóa tiền bạc của bạn, phù hợp với ngân sách chi tiêu và còn tiết kiệm được nhiều hơn.
Lợi ích của việc sở hữu nhiều tài khoản ngân hàng
Có nhiều tài khoản ngân hàng nghe có vẻ khó quản lý hơn khi chỉ có một tài khoản, nhưng nó thực sự dễ dàng và tốt hơn vì nhiều lý do. Khi bạn chỉ có một tài khoản, bạn cần phân bổ thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm và mọi thứ khác chỉ trong 1 chiếc thẻ. Và khi tất cả những thứ này được gộp chung, thì quá dễ dàng để chi tiêu vượt mức.
Nếu sở hữu nhiều tài khoản ngân hàng nó sẽ giúp bạn:
- Bám sát vào ngân sách hơn
- Theo dõi chi tiêu sát sao
- Tiết kiệm tiền nhanh hơn
Cách sử dụng nhiều tài khoản ngân hàng để lập ngân sách
Tài khoản 1: Tiết kiệm/Đầu tư
Tài khoản này sẽ chứa tất cả số tiền dành cho việc tiết kiệm bao gồm gửi tiết kiệm lấy lãi và số tiền sẽ phân bổ vào các danh mục đầu tư. Mỗi khi nhận được lương sẽ chuyển khoản số tiền từ thẻ nhận lương vào tài khoản này rồi phân bổ vào sổ tiết kiệm và các quỹ đầu tư khác nhau.
Tài khoản 2: Dành cho quỹ khẩn cấp
Quỹ khẩn cấp cũng cần nằm trong 1 tài khoản riêng biệt, ngân hàng khác với các tài khoản còn lại. Chủ yếu để dành cho các vấn đề phát sinh bất ngờ nên khi chưa sử dụng nó có thể sinh lãi cho bạn. Tốt nhất nên chọn 1 ngân hàng có mức lãi suất cao để gửi số tiền này, bởi quỹ khẩn cấp là số tiền dùng để duy trì cuộc sống từ 6 tháng đến 1 năm chi tiêu cho bạn.
Một số tiền lớn, nếu chưa sử dụng tới thì việc gửi vào ngân hàng có lãi suất cao sẽ mang tới số lãi tốt.
Tài khoản 3: Chi tiêu cần thiết
Tài khoản chi tiêu cần thiết cũng chính là tài khoản mà bạn nhận lương. Đây là số tiền cố định hàng tháng bạn cần phải trả cho các nhu cầu của cuộc sống. Ví dụ như tiền thuê nhà, tiền xăng xe, tiền điện thoại, tiền điện nước, tiền trả nợ,... Ngay khi được nhận lương, số tiền này sẽ được giữ trong tài khoản để thanh toán các hóa đơn cần thiết.
Tài khoản 4: Chi tiêu khác
Tài khoản này sẽ được lập ra để bạn gửi 1 số tiền nhất định nằm trong kế hoạch được phép chi tiêu để mua sắm. Bởi ngoài các chi tiêu cần thiết, việc nuông chiều bản thân, chi phí tái tạo năng lượng cho cơ thể, tâm lý,... cũng rất cần thiết. Nhưng nó nên được giới hạn trong một hạn mức cụ thể và bạn cần chuyển vào tài khoản này để kiểm soát.
Cách sử dụng nhiều tài khoản ngân hàng để quản lý chi tiêu của mỗi người có thể biến tấu khác đi sao cho phù hợp với cuộc sống của họ nhưng việc biết dòng tiền như thế nào và đang đi về đâu là bước đầu tiên rất quan trọng trong việc quản lý tài chính cá nhân.
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc kiểm tra và quản lý chi tiêu của mình, hãy thử áp dụng cách sử dụng nhiều tài khoản ngân hàng này rồi kiểm chứng xem liệu chúng có thể giúp bạn lập ngân sách hay không. Nếu câu trả lời là có hãy duy trì thói quen chi tiêu này để giữ vững ngân sách và quản lý chi tiêu của bản thân và gia đình.
Bạn đang xem: Cách sử dụng nhiều tài khoản ngân hàng để lập ngân sách chi tiêu
Chuyên mục: Kinh nghiệm mua sắm
Các bài liên quan
- Quá tải người đi cập nhật tài khoản trước hạn khóa, khách phải chờ cả tiếng
- 3 thói quen xấu quản lý tài chính giới trẻ cần tránh để không rỗng túi
- Người phụ nữ gây sốt với bí quyết mua đồ ăn cả tuần cho 4 người hết 495.000 đồng
- Tranh cãi Hà Nội đắt đỏ, lương 10 triệu đồng không thể đủ sống?
- Vì sao mọi người thường tiêu tiền không tính toán vào dịp Tết?
- Có hơn 4 tỷ tiết kiệm, gia đình 4 người vẫn sống trong căn hộ 49m2 và chi tiêu không quá 12 triệu/tháng